Làm gì để phụ nữ không trở thành phái yếu?

Chia sẻ

Khi hệ thống y tế đang gồng mình ngăn chặn dịch bệnh và việc đóng cửa tạm thời các trường học, gánh nặng việc chăm sóc đè nặng hơn lên vai phụ nữ và trẻ em gái - những người thường phải đảm nhận việc chăm sóc các thành viên trong gia đình.

Điều này được nêu trong báo cáo Dịch Covid-19 và các vấn đề Giới, các điểm chính về vận động chính sách cho châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Woman). Theo đó, gia tăng gánh nặng việc chăm sóc không được trả lương không phải là tác động duy nhất mà dịch bệnh đè nặng lên vai phụ nữ và trẻ em gái.

Phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19.Phụ nữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19. (Ảnh: UN Woman Việt Nam)

Phụ nữ còn chiếm 70% lực lượng lao động trong lĩnh vực y tế và xã hội trên toàn cầu, và đang ở tuyến đầu của các hoạt động ứng phó với dịch bệnh. Trong lĩnh vực này, vẫn tồn tại khoảng cách trung bình 28% về tiền lương giữa nam và nữ. Khoảng cách này có thể gia tăng trong những thời kỳ khủng hoảng. Người phụ nữ làm việc ở tuyến đầu cần phải được hỗ trợ tâm lý xã hội.

Kinh nghiệm đã cho thấy rằng ở những nơi mà phụ nữ phải đảm nhận trách nhiệm chính trong việc mua sắm và nấu nướng cho gia đình thì tình trạng bất ổn an ninh lương thực gia tăng bắt nguồn từ các cuộc khủng hoảng có thể khiến phụ nữ gặp rủi ro cao, ví dụ, rủi ro gây ra bởi chồng/bạn tình và các hình thức khác của bạo lực gia đình do căng thẳng leo thang trong gia đình.

Các hình thức bạo lực giới khác cũng trở nên trầm trọng hơn trong các cuộc khủng hoảng. Ví dụ, các tác động kinh tế của dịch Ebola 2013-2016 ở Tây Phi khiến phụ nữ và trẻ em đối mặt với nguy cơ bị bóc lột và bạo lực tình dục cao hơn. Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ cứu sống cho những nạn nhân bạo lực giới (ví dụ quản lý lâm sàng đối với các nạn nhân bị hiếp dâm, hỗ trợ sức khỏe tâm thần, hỗ trợ tâm lý xã hội) có thể bị gián đoạn khi các dịch vụ y tế bị quá tải và đang tập trung xử lý các trường hợp COVID-19.

Theo ghi nhận về dịch Ebola, các cuộc khủng hoảng đã gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong các khu vực phi chính thức và có thể làm tăng khoảng cách giới trong hoạt động sinh kế. Với lao động nữ di cư, đặc biệt là những phụ nữ làm nghề giúp việc gia đình và công việc chăm sóc, các lệnh cấm đi lại ngày càng bất lợi đối với tình hình việc làm của họ, dẫn đến tình trạng mất hoặc giảm thu nhập và khả năng hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.

Bằng chứng từ các dịch bệnh trong quá khứ, ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe sinh sản, tình dục vốn đã hạn chế lại càng trở nên xấu đi. Với phụ nữ và thanh thiếu niên, các nhu cầu như tiếp cận dịch vụ đỡ đẻ vệ sinh và an toàn, đặc biệt là điều trị các biến chứng trong thai kỳ, điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, mức độ sẵn có của các dịch vụ tránh thai và dịch vụ quản lý lâm sàng đối với các nạn nhân của hiếp dâm thì luôn cần thiết và phải luôn có.

Vì vậy, để phụ nữ không bị chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra, các kế hoạch, chiến lược quốc gia về chuẩn bị sẵn sàng và ứng phó với dịch bệnh phải dựa trên các phân tích giới mang tính khoa học, có tính đến vai trò, trách nhiệm và động lực giới. Tức là có giải pháp giải quyết gánh nặng của công việc chăm sóc trong gia đình, kìm hãm bạo lực giới gia tăng, đặc biệt là các rủi ro ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái. Tăng cường sự lãnh đạo và tham gia có ý nghĩa của phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các quá trình ra quyết định về giải quyết dịch COVID-19. Đảm bảo rằng phụ nữ có thể nhận được thông tin về cách phòng ngừa và ứng phó với dịch bệnh theo cách họ có thể hiểu, bởi phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin trong cộng đồng của họ.

Với những nhân viên y tế tham gia vào công tác ứng phó dịch bệnh phải có các kỹ năng cơ bản để giải quyết bạo lực giới – vấn đề có thể liên quan đến hoặc trở nên nghiêm trọng thêm do dịch bệnh, theo cách phù hợp và không phán xét và biết thấu hiểu. Gói hỗ trợ toàn diện cho những nữ nhân viên y tế tuyến đầu nên bao gồm cả hỗ trợ tâm lý xã hội. Cần hỗ trợ tâm lý xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái – những người có thể bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Và quan trọng, cần có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ để giúp họ phục hồi và tăng cường khả năng chống chịu của họ đối với các cú sốc trong tương lai.

Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.
Hạnh phúc ngoài dự tính

Hạnh phúc ngoài dự tính

(PNTĐ) - Có 3 người con trai, nhưng ông Sơn - bà Xuân chưa từng thấy hạnh phúc. Anh cả công tác trong ngành quân đội, anh thứ là thợ cơ khí giỏi, anh út là chủ nhà hàng, cả 3 anh đều đã lập gia đình. Trong nhà luôn êm ấm, chưa hề thấy cãi vã. Nhưng điều mà ông Sơn bà Xuân cho là hạnh phúc, ấy là một thằng cháu trai.
Con gái của mẹ đã lớn

Con gái của mẹ đã lớn

(PNTĐ) - Sinh nhật bạn thân, nó rủ tôi: “Hay là đêm nay mày ngủ lại đây luôn với tao. Một năm tao mới có một lần sinh nhật, tội gì mà về sớm. Tý nữa mấy đứa ra ngoài “quẩy” cho đã”.