Phụ huynh cần chủ động “phòng thủ” để bảo vệ con em mình

Chia sẻ

Theo ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam VNISA, hiện nay có 2 nhóm phụ huynh với 2 cách bảo vệ trẻ trên không gian mạng. Thứ nhất là nhóm “phòng thủ” một cách triệt để - tức là ngăn chặn, giám sát triệt để. Nhóm thứ 2 “phòng thủ” một cách chủ động – tức là bằng công nghệ, họ có thể biết và hiểu con đang làm gì.

Nhiều giải pháp, nhưng cũng không ít rào cản

Trẻ em rất cần được quan tâm và lắng nghe từ những người thân yêu nhất như gia đình, thầy cô...Trẻ em rất cần được quan tâm và lắng nghe từ những người thân yêu nhất như gia đình, thầy cô...

Ngày 28/5, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý vào Đề án “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025”. Một câu hỏi được đặt ra là: Tất cả chúng ta cần làm gì để xây dựng hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo, lành mạnh trên môi trường mạng?

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng cho biết: Tại Việt Nam, Đảng, Nhà nước luôn coi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em là một trong những nội dung cơ bản của Chiến lược phát triển con người. Tuy nhiên, trên môi trường mạng internet, còn thiếu rất nhiều thiết chế để bảo vệ trẻ em. Bất kỳ một trẻ em nào truy cập internet đều chịu nhiều nguy cơ tiềm ẩn từ việc bắt nạt trên mạng (cyberbullying), dụ dỗ qua mạng (grooming), lừa đảo qua mạng hay thậm chí là bị tấn công, xâm hại tình dục qua môi trường mạng.

Không gian mạng là một thế giới mà trẻ cần được người lớn ở bên để hướng dẫnKhông gian mạng là một thế giới mà trẻ cần được người lớn ở bên để hướng dẫn và làm bạn

Đại diện UNICEF đưa ra những con số báo động: Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ trẻ em truy cập mạng cao nhất thế giới. Theo thống kê năm 2019 thì tỷ lệ này là 57% và 2023 sẽ tăng lên 75%. Tỷ lệ này cũng tương ứng ở Việt Nam. Hiện nay nước ta có hơn 24 triệu trẻ em dưới 16 tuổi. Khi công nghệ và internet len lỏi vào mọi khía cạnh của cuộc sống, trẻ em là đối tượng đón nhận nhanh nhất những thông tin trên mạng. Đồng thời, đây cũng là đối tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất của công nghệ và những vấn đề tiêu cực trên mạng internet.

Ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, trẻ em lên mạng thường sẽ trốn việc học để chơi nhiều hơn. Vậy làm sao để lồng ghép nội dung học tập vào nội dung giải trí? Ông Thanh đưa ra giải pháp cho các doanh nghiệp công nghệ muốn khai thác thị trường này là nên cân nhắc việc làm “microlearning” – tức là cung cấp các bài học chỉ trong thời gian 3-5 phút, kiên trì trong thời gian dài để tạo thói quen và hứng thú đến người dùng.

Từ quan điểm về sự “phòng thủ” của các bậc phụ huynh áp dụng nhiều hơn, ông Vũ Quốc Thành, Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam VNISA cũng chia sẻ về những khó khăn khi làm nền tảng học trực tuyến cho học sinh, xuất phát từ phụ huynh và giáo viên, khi họ chưa có sự đồng lòng và nhận thức đầy đủ. “Tôi nghĩ,  cách thức “phòng thủ” chủ động nên được phụ huynh áp dụng nhiều hơn. Còn về phía giáo viên, họ cần hiểu được sản phẩm đó có tiêu cực với học sinh hay không, biết cách đưa công cụ đến với các em… Khi nhận thức chưa thay đổi thì việc triển khai những giải pháp an toàn, tốt đẹp cho trẻ sẽ được quan tâm đúng mực”.

Tiếng nói trẻ em cần được lắng nghe

Các em học sinh đóng góp ý kiến tại Hội thảoCác em học sinh đóng góp ý kiến tại Hội thảo

Hầu hết các em học sinh có mặt tại hội thảo đều bày tỏ mong muốn được bố mẹ lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng quyền riêng tư. Em Cao Ngọc Mộc Nguyên, học sinh lớp 11 trường Quốc tế BVIS cho rằng mình rất may mắn khi có bố mẹ cởi mở và luôn sẵn sàng lắng nghe. Tuy nhiên, em nhận thấy nhiều bạn bè của mình phải tìm tới những người không tin tưởng trên mạng xã hội để chia sẻ vấn đề của mình. Bản thân Nguyên cũng từng gặp rắc rối khi sử dụng mạng xã hội. “Lúc đó, em thấy rất suy sụp và khóa tất cả tài khoản của mình. Nhưng sau khi chia sẻ được với bố mẹ, tâm lý của em mới được giải tỏa. Em rất mong muốn ai cũng luôn được bố mẹ lắng nghe”.

Em Nguyễn Quốc Phong – học sinh lớp 8 Trường THCS Vinschool thì đề xuất đưa các nội dung an toàn mạng vào truyện tranh – vừa là sở thích của trẻ em và cũng dễ tiếp cận với trẻ em vùng sâu, vùng xa.

Trần Hà Bảo Phương, du học sinh lớp 9 tại Mỹ thì cho rằng, không gì xóa bỏ rào cản bố mẹ - con cái bằng việc trở thành bạn của nhau. Có như vậy, thì bố mẹ sẽ thật tự nhiên hỏi con những câu như “dạo này ở trên mạng có gì mới?”. Bảo Phương không đồng tình việc phụ huynh giám sát con với mong muốn phát hiện ra những “khác biệt” trong cuộc sống của con. Thay vào đó, em đề xuất các bậc cha mẹ có thể tới những buổi chia sẻ, nói chuyện với các chuyên gia để biết thêm về dấu hiệu con đang giấu diếm hay sợ hãi điều gì, sau đó nói chuyện với con, thay vì thực hiện các biện pháp xâm phạm quyền riêng tư của con.

Sau khi tham vấn ý kiến các chuyên gia và các cơ quan hữu quan, dự kiến đề án  “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2020-2025” sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 6/2020. Trước đó, hưởng ứng Tháng Hành động vì trẻ em, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) đã điều phối triển khai Khảo sát Tiếng nói Trẻ em Việt Nam. Với sự tham gia của gần 1.700 trẻ em Việt Nam từ 11 đến 16 tuổi ở 7 tỉnh/ TP thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam, khảo sát nhằm thu thập ý kiến, suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ em, từ đó, xem xét thực trạng thực thi Quyền Trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ. Những kết quả của khảo sát này sẽ được báo cáo vào ngày 2/6/2020, được sử dụng để cung cấp thông tin cho các cơ quan thực thi Quyền Trẻ em ở Việt Nam cũng như cung cấp thông tin cho báo cáo bổ sung gửi cho Ủy ban về Quyền Trẻ em của Liên Hợp Quốc.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.