“Tiếng nói trẻ em Việt Nam” - Lắng nghe để hành động

Chia sẻ

Cứ 10 trẻ em thì có 9 trẻ cho rằng mình không có, hoặc ít cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình với người có thẩm quyền ra quyết định. Có 3 vấn đề trẻ em muốn Chính phủ Việt Nam hành động mạnh hơn để giải quyết và cải thiện vấn nạn là xâm hại trẻ em, bắt nạt qua mạng, trừng phạt thể chất và tinh thần đối với trẻ em...

Các diễn giả tại lễ công bố Báo cáo khảo sátCác diễn giả tại lễ công bố Báo cáo khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam".

Đây là phát hiện nổi bật của Kết quả khảo sát "Tiếng nói trẻ em Việt Nam" vừa được công bố tuần qua tại Hà Nội. 

Khoảng trống lớn trong nhận thức và tiếp cận giáo dục về Quyền trẻ em

Để bảo vệ và thúc đẩy QTE một cách toàn diện, tiếng nói trẻ em phải được lắng nghe và thấu hiểu là điều đặc biệt quan trọng. Báo cáo Khảo sát “Tiếng nói Trẻ em Việt Nam” có 7 phần với các nội dung: Hiểu biết của trẻ em về QTE và Công ước của LHQ về QTE; Tôn trọng các ý kiến của trẻ; Trẻ em lớn lên trong các hoàn cảnh khác nhau; Trường học và giáo dục; Sống an toàn và khoẻ mạnh; Biến đổi khí hậu; và Tương lai.

Kết quả cho thấy hiểu biết của trẻ em về QTE và Công ước của LHQ về QTE còn hạn chế. Trẻ em tiếp cận thông tin về QTE chủ yếu qua Internet/ mạng xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều hơn là tiếp cận thông qua kênh giáo dục chính thức từ nhà trường hay chính quyền địa phương. Khảo sát cho thấy có khoảng trống khá lớn trong nhận thức và tiếp cận giáo dục về QTE khi có đến 53,2% trẻ em trong nhà trường chưa từng nghe nói đến Công ước của LHQ về QTE.

Hiện nay nội dung về QTE và Công ước LHQ về QTE tuy đã được đưa vào chương trình đào tạo trong nhà trường nhưng số trẻ em biết về Công ước và QTE khá thấp. Phát hiện này cho thấy việc giảng dạy về Công ước của LHQ về QTE theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trong nhà trường hiện nay vẫn còn hạn chế, cần được cải thiện phù hợp với thực tế nhằm đảm bảo trẻ biết về QTE và cách thức bảo vệ quyền của mình.

Từ góc độ của nhà trường và giáo viên - những người đảm nhận công việc giáo dục và gần gũi với trẻ em hàng ngày, bà Hoàng Thị Yến (Hiệu trưởng trường THCS Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Trên thực tế hàng ngày giao tiếp với các em, chúng tôi cũng nhận được nhiều chia sẻ của các em xoay quanh vấn đề QTE. Chương trình giáo dục trong nhà trường đã thực hiện giảng dạy nội dung của Công ước LHQ về QTE. Tuy nhiên việc các em có được thực hiện quyền của mình hay không lại phụ thuộc vào chính người lớn. Để QTE được thực hiện hiệu quả, không phải chỉ trẻ em được học mà cả người lớn cũng phải được trang bị kiến thức về QTE, phải có sự vào cuộc của cả xã hội”.

Trẻ em tiếp cận Quyền trẻ em nhiều nhất qua mạng xã hội

Có tới 61,3% trẻ em tiếp cận với QTE nhiều nhất là qua mạng xã hội; qua các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi (58,8%); qua các tổ chức hỗ trợ trẻ em (26,1%). Tỷ lệ trẻ em được tiếp cận với QTE từ chính quyền địa phương rất thấp (11,6%). Trong các cuộc thảo luận nhóm, trẻ em đã chia sẻ mong muốn, đề nghị tăng cường truyền thông về quyền trẻ em.

Các vấn đề mà trẻ em quan tâm là bình đẳng giới, sự an toàn và quyền riêng tư. 86,6% trẻ em cho rằng việc người có thẩm quyền ra quyết định (lãnh đạo cấp cao ở trung ương, tỉnh, huyện, phường/ xã, tổ dân phố, hiệu trưởng nhà trường, thầy/ cô giáo, bố mẹ …) lắng nghe ý kiến của trẻ em là rất quan trọng. Tuy nhiên, 88,3% trẻ em tham gia khảo sát cho rằng mình có ít cơ hội hoặc không có cơ hội để bày tỏ ý kiến của mình với người có thẩm quyền ra quyết định.

Phần lớn trẻ em tham gia khảo sát đã từng trực tiếp chứng kiến tình trạng bạo lực, quấy rối, xử phạt. Cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ không biết tìm kiếm các nguồn trợ giúp từ đâu. Một nửa số trẻ em tham gia khảo sát đã từng trực tiếp chứng kiến trẻ khác bị bắt nạt, quấy rối ở các mức độ khác nhau. Các lý do khiến trẻ bị bắt nạt, quấy rối, bạo lực được trẻ chia sẻ là vì ngoại hình, tuổi nhỏ, hoàn cảnh nghèo, giới tính, tình trạng khuyết tật, hoặc thành phần dân tộc. Hơn 80% trẻ đã từng trực tiếp chứng kiến các bạn và/hoặc anh, chị, em của mình bị người lớn xử phạt khi mắc lỗi. Kết quả này cho thấy hiện tượng người lớn xử phạt trẻ khi mắc lỗi là khá phổ biến. Các hình thức trừng phạt phổ biến là mắng chửi, đánh, dùng từ ngữ xúc phạm, doạ nạt. v.v.

Kết quả khảo sát cho thấy mặc dù trẻ em cảm thấy an toàn nhất ở gia đình (4.42/5 điểm), nhưng nơi mà trẻ chứng kiến các hình thức xử phạt trẻ em nhiều nhất cũng là trong gia đình của mình (74%), hoặc nhà hàng xóm (33,9%). Khu vực công cộng cũng là nơi trẻ chứng kiến trẻ khác bị phạt bởi người lớn (22,3%). Những người sử dụng hình phạt nêu trên thường xuyên nhất là mẹ (68,2%), bố (63,7%), tiếp đến là thầy giáo (16,3%), cô giáo (15,7%), người thân như cô, dì, chú, bác… (14,7%) và các anh, chị, em trong gia đình (8,2%).

Theo bà Dragana Strinic - đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em: chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và tổ chức xã hội cần hỗ trợ những trẻ em dễ bị tổn thương nhất bao gồm trẻ em khuyết tật, trẻ em ngoài nhà trường, trẻ em sống ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có giới tính khác… để đảm bảo trẻ em có hiểu biết tốt hơn về quyền của mình và có khả năng tiếp cận các dịch vụ thân thiện với trẻ em.

Bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng MSD cho biết: Người lớn cũng đã từng là trẻ em, nhưng chúng ta thường quên mất trẻ em cũng có những suy nghĩ độc lập, chín chắn, hiểu biết, và có các giải pháp và quyết định rất hiệu quả. Chính vì thế chúng ta dù đang mải mê bảo vệ chăm sóc trẻ em, nhân danh vì lợi ích của trẻ nhưng đôi khi quên mất lắng nghe và đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng vô cùng chính đáng của trẻ em, và quên mất trẻ em có thể khởi xướng và đưa ra các sáng kiến, giải pháp vô cùng hiệu quả. Đây là lúc chúng ta cần phải thay đổi.

Khảo sát “Tiếng nói Trẻ em Việt Nam” do Viện Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức Cứu trợ Trẻ em (SCI) thực hiện với sự tham gia của 1.692 trẻ em Việt Nam từ 11 đến 16 tuổi ở 7 tỉnh/ thành phố thuộc ba miền Bắc, Trung, Nam. Mục tiêu của khảo sát là thu thập ý kiến và suy nghĩ của trẻ em về những vấn đề liên quan trực tiếp tới trẻ, từ đó, xem xét thực trạng thực thi quyền trẻ em tại Việt Nam dưới góc nhìn của trẻ. Những kết quả của khảo sát này được sử dụng để cung cấp thông tin cho các cơ quan thực thi quyền trẻ em ở Việt Nam và là nguồn dẫn chứng cho báo cáo bổ sung gửi Ủy ban về Quyền Trẻ em (QTE) của Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2020.

HẠ THI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.