Gia đình là nền tảng để xã hội phát triển

Chia sẻ

Với chủ đề "Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình", Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) năm nay là ngày để những người con đất Việt hướng về cội nguồn, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc.

Theo PGS.TS, nhà Xã hội học Trịnh Hoà Bình, từ xưa đến nay, gia đình vẫn luôn được xem là nền tảng của xã hội. Tuy nhiên, ông nhận định, hiện nay xã hội Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi, phát triển về kinh tế, ứng xử văn hóa của con người với gia đình, với xã hội.... đã bộc lộ và nảy sinh nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.

PGS.TS Trịnh Hoà Bình - Chuyên gia Xã hội học.PGS.TS Trịnh Hoà Bình - Chuyên gia Xã hội học.

"Vấn đề mà các gia đình và toàn xã hội phải đối mặt hiện nay đó là sự sụt giảm các chức năng vốn có của gia đình như: chức năng sinh sản; chức năng giáo dục; chức năng kinh tế; chức năng chăm sóc, bảo vệ các thành viên.... Vì thế, thách thức lớn nhất duy trì và khôi phục được vị thế vốn có của gia đình", ông Bình phân tích.

Bên cạnh nhận định gia đình là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, chuyên gia xã hội học này còn cho rằng gia đình còn là nơi thực hiện quá trình "xã hội hóa" mỗi con người từ khi lọt lòng cho đến suốt cuộc đời của mình. "Tôi cho rằng hơn lúc nào hết, việc khẳng định trở lại và củng cố hơn nữa để làm cho vai trò của gia đình tiếp tục là nền tảng cho sự phát triển của xã hội, giúp cho con người và đất nước Việt Nam phát triển hơn", PGS. TS Trịnh Hòa Bình bày tỏ.

Gia đình là nền tảng để xã hội phát triển - ảnh 2

"Trong xã hội phát triển, không chỉ ở Việt Nam mà ở cả các nước châu Âu phát triển trước đây, vấn đề rạn nứt hay còn gọi là mâu thuẫn ý thức hệ giữa các thành viên trong gia đình là câu chuyện thường xuyên diễn ra như một điều tất yếu và cần phải giải quyết", PGS. TS Trịnh Hòa Bình nói.

Dẫn chứng từ thực tế, ông cho rằng trong xã hội hiện đại, mỗi cá nhân được coi trọng hơn và ở một chừng mực nào đấy sẽ diễn ra sự xung đột với thiết chế gia đình, để phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại cần phải điều chỉnh sự xung đột.

"Mỗi một gia đình nói riêng cần phải có sự tương tác, đối thoại một cách hài hòa giữa các thành viên để xây dựng lại một mối quan hệ nhuần nhị, vừa gắn bó keo sơn nhưng vừa đảm bảo điều kiện tự do, cởi mở cho mỗi cá nhân phát triển ở trong giải đoạn mới", PGS. TS Trịnh Hòa Bình phân tích.

Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/2001/QĐ-TTg về ngày Gia đình Việt Nam.

Quyết định nêu rõ: Lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày Gia đình Việt Nam là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Đây cũng là ngày mọi người trong gia đình quan tâm đến nhau, xã hội quan tâm đến trẻ nhỏ và những người không có bố mẹ, cặp vợ chồng phải hiểu được giá trị mái ấm và cùng nhau vượt qua sóng gió để có một gia đình hạnh phúc. Ngày Gia đình Việt Nam còn là ngày để những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc.

Bàn về giải pháp để giải quyết các vấn đề vướng mắc có thể dẫn tới rạn nứt trong mỗi gia đình hiện nay, PGS. TS Trịnh Hòa Bình cho rằng, chiến lược phát triển gia đình của Việt Nam dù hết sức đúng đắn nhưng cần phải có sự chung tay của tất cả mọi thành viên trong mỗi gia đình và toàn xã hội.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.