Từ 01/9/2020, đốt giấy chứng nhận kết hôn sẽ bị phạt

Chia sẻ

Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã đã có quy định về việc vợ/chồng cãi nhau đốt, xé giấy chứng nhận kết hôn sẽ bị phạt.

Cụ thể, theo Khoản 3, 7 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định: Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn.

Sổ hộ tịch là sổ giấy được lập và lưu giữ tại cơ quan đăng ký hộ tịch để xác nhận hoặc ghi các sự kiện hộ tịch quy định tại Điều 3 của Luật này

Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hộ tịch 2014 yêu cầu xác nhận vào Sổ hộ tịch khi có sự kiện kết hôn.

Do đó, Giấy chứng nhận kết hôn là một trong những giấy tờ hộ tịch được quy định theo pháp luật và nếu cá nhân có hành vi xé, đốt, hủy hoại giấy chứng nhận kết hôn hay còn được xem là huỷ hoại giấy tờ hộ tịch; sổ hộ tịch sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể về mức phạt như sau:

Theo Điểm a Khoản 4 Điều 45 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì kể từ ngày 01/9/2020 (ngày Nghị định này có hiệu lực) mức phạt tiền cho hành vi này từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Theo Điểm b Khoản 3 Điều 36 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền cho hành vi này từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. (Mức phạt này chỉ áp dụng cho đến hết ngày 31/8/2020 là ngày Nghị định này hết hiệu lực).

Ngoài mức phạt tiền nêu trên thì người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay còn được hiểu là tịch thu luôn Giấy chứng nhận kết hôn.Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xé, đốt giấy chứng nhận kết hônNghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hành vi xé, đốt giấy chứng nhận kết hôn (Ảnh: ảnh minh họa)

Do đó, khi vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, cãi vã nhau, cũng đừng xé hay đốt Giấy chứng nhận kết hôn. Bởi bên cạnh việc bị phạt tiền, còn bị tịch thu Giấy chứng nhận kết hôn. Khi không còn Giấy chứng nhận kết hôn sẽ xảy ra nhiều hệ lụy pháp lý sau này.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Mâm cơm đãi khách

Mâm cơm đãi khách

(PNTĐ) - Những mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu đôi khi không đến từ chuyện lớn, mà chỉ là cách lau nhà, nêm nếm món ăn hay một câu nói vô tình. Nhưng rồi, chính một bữa cơm lại có thể giúp mọi người nhìn nhau bằng ánh mắt khác.
Cháu mới là người có lỗi

Cháu mới là người có lỗi

(PNTĐ) - Vào bữa cơm, bà nội vô tình đánh rơi bát, cơm vương vãi khắp bàn. Minh trước khi đứng lên lấy khăn lau bàn đã kịp trách bà: “Trời ơi, bà làm sao vậy, đổ hết rồi”.
Nhà vắng người giúp việc

Nhà vắng người giúp việc

(PNTĐ) - Mấy hôm nay, Mai mong cô giúp việc như mong mẹ về chợ. Vậy mà tối nay cô giúp việc lại nhắn tin báo: “Tôi xin phép lên muộn thêm mấy ngày nữa vì ở quê chưa xong việc nhà, cô thông cảm nhé”.
Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

Khi công nghệ số “thắp lửa” hạnh phúc gia đình

(PNTĐ) - Những màn hình cảm ứng, mã QR, ứng dụng điện tử hay những “tin thật - tin giả” trở thành chủ đề hàng ngày trong các gia đình ở Hà Nội. Từ phong trào “Bình dân học vụ số”, điện thoại không đơn thuần chỉ là để chụp ảnh, gọi điện, mà còn mở ra một không gian, nơi các thế hệ trong gia đình xóa dần khoảng cách, cùng nhau bước trên nhịp cầu số hóa.