Hiến tiểu cầu và hành trình tiếp thêm sự sống cho người bệnh

Chia sẻ

Những năm qua, cùng với sự phát triển của phong trào hiến máu tình nguyện, Viện Huyết học – Truyền máu TW cũng như các một số Trung tâm Máu lớn đã triển khai thành công việc tiếp nhận tiểu cầu từ một người cho với sự chia sẻ, hỗ trợ của hàng vạn người hiến tiểu cầu.

Đến nay, chị Nguyễn Thị Thu Hiền đã có 45 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng tiểu cầu đã hiến 38 lần.Đến nay, chị Nguyễn Thị Thu Hiền đã có 45 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng tiểu cầu đã hiến 38 lần. (Ảnh: Công Thắng)
Tại buổi gặp mặt, tri ân những đóng góp quý báu, thiết thực của những người hiến tiểu cầu tại viện Huyết học - Truyền máu Trung ương mới đây, nhiều khoảnh khắc xúc động giữa người tình nguyện hiến máu, hiến tiểu cầu và bệnh nhân nhận máu được chia sẻ trong sự xúc động, nghẹn ngào.

Đến nay, chị Nguyễn Thị Thu Hiền đã có 45 lần hiến máu và tiểu cầu, riêng tiểu cầu đã hiến 38 lần. Nhớ lại lần đầu tiên đi hiến máu, chị Hiền chia sẻ: Lúc đó mình còn chưa biết Viện Huyết học - Truyền máu TW ở đâu và phải khá vất vả tìm đường đến viện. Cũng tưởng việc hiến máu và tiểu cầu phức tạp, nhưng đến khi đăng ký, kiểm tra sức khỏe rồi được gọi tên hiến máu, mình mới thấy hóa ra hiến máu lại đơn giản đơn thế. Để rồi cứ đủ sức khỏe, chị Hiền lại háo hức đi hiến máu và chuyển sang hiến tiểu cầu để giúp được nhiều người hơn.

Anh Nguyễn Văn Khánh chia sẻ anh đều đặn di chuyển 40 cây số từ nhà ở Hưng Yên đến Viện Huyết học – Truyền máu TW hiến tiểu cầu.Anh Nguyễn Văn Khánh chia sẻ anh đều đặn di chuyển 40 cây số từ nhà ở Hưng Yên đến Viện Huyết học – Truyền máu TW hiến tiểu cầu. (Ảnh: Công Thắng)

Anh Nguyễn Văn Khánh (trú tại Hưng Yên) cũng đã có 52 lần hiến máu, 18 lần hiến tiểu cầu. Dù từ Hưng Yên lên viện hơn 40km nhưng anh Khánh không hề thấy ngại di chuyển, bởi với anh đó là việc làm ý nghĩa, cũng là một phần đam mê.

Người cho cứ thế bền bỉ, cố gắng để hành động đẹp được duy trì thường xuyên, như lời người hiến tiểu cầu Trịnh Thị Hồng Thu (Hòa Bình): “Tôi muốn hiến được nhiều lần hơn nữa và hứa sẽ đồng hành với người bệnh đến khi nào người bệnh không cần chúng tôi nữa thì tôi mới bỏ cuộc”. Đó cũng chính là cách để những người hiến tiểu cầu gieo hạt, ươm mầm và giúp hồi sinh sự sống cho hàng vạn người bệnh cần máu.

Chiếc bánh ngọt ngào với hình máy gạn tách tiểu cầu để kỷ niệm cho chương trình gặp mặt.Chiếc bánh ngọt ngào với hình máy gạn tách tiểu cầu để kỷ niệm cho chương trình gặp mặt. (Ảnh: Công Thắng)

Nhờ nghĩa cử cao đệp của chị Hiền, anh Khánh, chị Thu và bao người tình nguyện khác, rất nhiều bệnh nhân cần máu đã được tiếp thêm sự sống. Như trường hợp anh Đàm Đình Nguyên (quê ở Quảng Hòa, Cao Bằng), điều trị bệnh suy tủy từ năm 2016, lại có nhóm máu AB (nhóm máu chỉ chiếm 5% dân số Việt Nam). Định kỳ đến đợt truyền máu, truyền tiểu cầu anh Nguyên phải vượt hàng trăm cây số về Hà Nội điều trị. Nhưng không ít lần, anh phải mong mỏi, chờ 1 – 2 ngày để có khối tiểu cầu nhóm AB truyền kịp thời.

Xúc động trước tấm lòng của những người đã giúp mình vượt qua bao cơn bạo bệnh, bà Nguyễn Thị Xuân (quê Thanh Hóa, điều trị suy tủy xương từ tháng 6/2014) dùng hai chữ “đội ơn” để bày tỏ sự cảm kích trước nghĩa cử của những người không hề quen biết.

Bà Xuân bày tỏ sự xúc động của mình với nghĩa cử cao đẹp của những người  tham gia tình nguyện hiến máu, hiến tiểu cầu.Bà Xuân bày tỏ sự xúc động của mình với nghĩa cử cao đẹp của những người tham gia tình nguyện hiến máu, hiến tiểu cầu. (Ảnh: Công Thắng)

Bà Xuân chia sẻ: “Tôi đã biết bao lần trông ngóng từng giây, từng phút tiếng xe đẩy của các điều dưỡng vào phòng bệnh; bởi nghe âm thanh ấy là biết mình sắp được gọi tên đến lượt truyền tiểu cầu. Cảm giác khi ấy hạnh phúc, mừng vui đến chảy nước mắt. Có những lúc, nhất là dịp lễ 2/9, tôi phải chờ đợi tiểu cầu mà cảm giác dài như cả thế kỷ vậy. Bệnh viện bảo phải vận động người nhà hiến tiểu cầu mà người thân mình đi từ nhà cả 200 cây số thì liệu có kịp, vậy mà có những người âm thầm lặng lẽ mang lại sự sống tôi suốt bao năm qua”.

Buổi gặp mặt được tổ chức nhằm tri ân những đóng góp quý báu, thiết thực của những người hiến tiểu cầu và với sự đồng hành, hỗ trợ của Công ty Fresenius Kabi – một trong những đơn vị cung cấp thiết bị gạn tách tiểu cầu cho Viện.Buổi gặp mặt được tổ chức nhằm tri ân những đóng góp quý báu, thiết thực của những người hiến tiểu cầu và với sự đồng hành, hỗ trợ của Công ty Fresenius Kabi – một trong những đơn vị cung cấp thiết bị gạn tách tiểu cầu cho Viện. (Ảnh: Công Thắng)

Khối tiểu cầu cho điều trị là một loại chế phẩm rất đặc biệt, chỉ dành để điều trị những trường hợp xuất huyết, chảy máu, rối loạn đông máu nặng nề, thường đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Khi đó, chỉ có đủ tiểu cầu mới mong cứu bệnh nhân khỏi mất máu trầm trọng.

Với sự phát triển của y học hiện đại, việc sử dụng máy tách tế bào để gạn tách riêng tiểu cầu từ máu người hiến đã mang lại những tiến bộ, hiệu quả rõ rệt trong điều trị những bệnh lý như ung thư máu, suy tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu, sốt xuất huyết, đa chấn thương hay những tai biến sản khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…

Theo TS. Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu TW: Ở nước ta, ngành truyền máu đã bắt kịp xu hướng của các nước trên thế giới, khi sử dụng máy tách tế bào để gạn tách tiểu cầu, phục vụ điều trị tại các bệnh viện. Trong 20 năm qua (2000 – 2020), riêng Viện tiếp nhận được 233.524 đơn vị khối tiểu cầu gạn tách. Tỷ lệ người hiến tiểu cầu thường xuyên đã tăng lên rất nhiều và có xu hướng tăng đều đặn; có những người đã hiến hơn 100 lần”.

HẰNG HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

5 loại rối loạn hoang tưởng nhiều người thường bị

(PNTĐ) - Theo ThS.BSNT Nguyễn Thị Hoa - Phòng rối loạn loạn thần và y học tự sát, Viện Sức khoẻ tâm thần (BV Bạch Mai) cho biết, hoang tưởng là tình trạng một người suy nghĩ, phán đoán sai lầm, ko phù hợp với thực tế, do bệnh lý tâm thần gây ra, không thể giải thích, đả thông được.
Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

Kỹ năng sơ cứu tai nạn thường gặp

(PNTĐ) - Theo BS Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai), sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường; sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế; mọi người đều có thể tham gia (được đào tạo – sẵn sàng tham gia).
Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

Sự cố y khoa tại BV Thu Cúc: Bộ Y tế nói gì?

(PNTĐ) - Liên quan đến sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị Trần Ngọc Diệp khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc tháng 3/2024, Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu đơn vị thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.