Hướng nghiệp cho con: Nhiều con đường đi đến thành công

Chia sẻ

Trước mỗi ngưỡng cửa cuộc đời của con, nhiệm vụ quan trọng nhất mà mỗi bậc cha mẹ cần làm chính là giúp con cái hiểu được bản thân và có được tinh thần mạnh mẽ, không bỏ cuộc giữa chừng.

Dù kết quả có ra sao, con vẫn còn cả chẳng đường dài phía trước để phấn đấu (Phạm Thảo)Dù kết quả có ra sao, con vẫn còn cả chẳng đường dài phía trước để phấn đấu (Phạm Thảo)

“Dù trượt hay đỗ, các con cũng sẽ thành người lớn”

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mới đây, mạng xã hội truyền đi hình ảnh một học sinh bị mẹ quát mắng, bắt quỳ ngay tại trường khi không làm được bài thi đã gây phẫn nộ trong cộng đồng mạng. Điều này đặt ra nhiều tranh luận trước ngưỡng cửa vào đời của các em. Vì tâm lý phải vào đại học bằng mọi giá, nhiều bậc phụ huynh đã vô tình đặt gánh nặng quá sức lên vai con em. Thay vì phải vào đại học, họ có thể chọn cho con mình một hướng đi phù hợp hơn để vào đời.

PGS.TS Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục (Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, về mặt định hướng nghề nghiệp cho con cái, chúng ta đều hiểu rằng mỗi đứa trẻ đều có một năng lực, nhận thức khác nhau và con đường thành công mỗi người cũng sẽ khác nhau. Theo chuyên gia giáo dục này, các bậc cha mẹ có thể nhìn thấy rằng cuộc sống hiện nay càng ngày càng tốt lên và xã hội đang khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, khả năng tự học suốt đời mới là điều quan trọng trên con đường dẫn đến thành công.

“Đi con đường nào cũng được bởi nếu chứng minh được rằng mình có khả năng tốt nhất, thể hiện được kỹ năng xuất sắc nhất trong một lĩnh vực nào đó thì thành công sẽ tới cùng với địa vị, tiền bạc và sự ghi nhận của xã hội. Thành công là đích đến và có rất nhiều con đường để đi tới đích đó”- PGS.TS Trần Thành Nam nói.

Dẫn chứng về câu chuyện thành công khi thể hiện được kỹ năng xuất sắc của mình, PGS.TS Trần Thành Nam cho biết ở Nhật Bản từng có một trường hợp làm công việc mà xã hội cho rằng rất bình thường là nhân viên lau dọn vệ sinh, nhưng người này lại được ghi nhận, đánh giá là người có kỹ năng lau dọn gọn gàng, sạch sẽ nhất thế giới. Người này đã trở thành hình mẫu được mời tới để hướng dẫn, huấn luyện cho những nhân viên của các doanh nghiệp, tập đoàn cung cấp dịch vụ lau dọn vệ sinh nhà hàng, khách sạn khác thì đó chính là một câu chuyện của sự thành công.

Cùng với đó, chuyên gia giáo dục này chỉ ra rằng, trên thực tế rất nhiều bậc phụ huynh có tâm lý định hướng con cái tới một công việc, một ngành nghề mà họ cho đó là “thời thượng”. Nhưng, vấn đề đặt ra chính là trong tương lai thị trường lao động có sự thay đổi và công việc, ngành nghề đó không còn phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội nữa. Đặc biệt, ông cho biết nhiều trường hợp ngành nghề mà cha mẹ định hướng lại quá sức, không phù hợp với khả năng, tính cách của con cái dẫn đến tâm lý chán nản làm mất thời gian, tốn công sức và tiền bạc của gia đình mà không thu được thành quả gì.

Để con có chọn lựa phù hợp với sở thích và năng lực bản thân

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, cha mẹ không nên áp đặt mà nên để cho con cái có được sự chọn lựa phù hợp với sở thích và năng lực phát triển bản thân. “Không quan trọng là phải học ở chỗ nào mà cha mẹ cần chú trọng rằng mình đã hiểu khả năng của con như thế nào và con mình đã thực sự hiểu về năng lực bản thân chưa và sẽ phù hợp với con đường nghề nghiệp nào”- PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ.

Để có được thành công trên con đường hành động, ông Nam cho rằng cha mẹ nên khuyến khích, cổ vũ con cái không ngừng cố gắng tự học hỏi, tự nâng cấp bản thân để tạo động lực vượt qua được những khó khăn, thất bại. Thông qua những thất bại, vấp ngã có thể gặp phải trên con đường học tập và lựa chọn nghề nghiệp sẽ giúp con trẻ rút ra được những bài học, kinh nghiệm hữu ích sau này. “Nhiệm vụ quan trọng mà mỗi bậc phụ huynh cần làm chính là giúp con cái hiểu được rằng yếu tố cần thiết nhất trên con đường đi tới thành công là tinh thần kiên cường, ý chí mạnh mẽ không bao giờ bỏ cuộc giữa chừng, khi vấp ngã phải biết đứng lên để bước tiếp”- PGS.TS Trần Thành Nam nhấn mạnh.

Đánh giá về tâm lý của các bậc phụ huynh hiện nay đều muốn con phải thi vào những trường danh tiếng hoặc cho con đi du học, PGS.TS Trần Thành Nam chỉ ra rằng thực tế có rất nhiều trường chỉ tập trung đầu tư vào phát triển, quảng bá thương hiệu để thu hút sinh viên. Nếu các em theo học các ngôi trường như vậy mà không đủ thực lực sẽ trở nên lạc lõng, không được chăm sóc và thụ hưởng những thành quả giáo dục tốt nhất. Như vậy có thể thấy rằng không phải cứ trường lớn, trường danh tiếng là cũng phù hợp với con mình cả. Do đó, ngôi trường tốt nhất mà cha mẹ và các em học sinh nên lựa chọn là các trường có các ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực, có môi trường giúp cho mỗi sinh viên theo học có nhiều trải nghiệm, hoàn thiện kỹ năng mềm để phát triển bản thân trong tương lai. Những việc này đều cần một quá trình để hoàn thiện và thành công. Trong quá trình đó, sự đồng hành của bố mẹ rất quan trọng. Nên ghi nhớ một điều cần thiết là khen con kịp thời khi thấy con tiến bộ, thay đổi. Điều đó cho con niềm tin để vượt lên bản thân mình

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.