7 mẹo giúp phụ nữ cân bằng giữa công việc và gia đình

Ths Giáo dục Nguyễn Thu Hương
Chia sẻ

(PNTĐ) - Nhiều người bạn than với tôi rằng mình bận lắm, chẳng có thời gian để nghĩ cho bản thân. Việc nhà, việc chăm sóc con cái… ngập đầu ngập cổ. Hôm nào cũng phải 11g đêm mới xong nên hầu như em không có thời gian để làm bất cứ một việc gì, lúc nào cũng thiếu ngủ.

Vậy thì phải làm sao? 7 mẹo sau đây sẽ giúp các bà mẹ có thể cân bằng giữa công việc và gia đình, tránh việc bị áp lực dẫn tới bị “bùng nổ”.

1. Đặt ưu tiên theo từng giai đoạn

Ai cũng chỉ có 24 giờ mỗi ngày, làm sao để sắp xếp các công việc ngăn nắp, có tổ chức và hoàn thành được các trách nhiệm trọn vẹn “Đảm việc nước, Giỏi việc nhà, Tài ba việc nuôi dạy con” quả là một bài toán khó. Tuy nhiên khó không có nghĩa là không thể làm được. Bạn hãy cân nhắc và sắp xếp thứ tự ưu tiên theo từng giai đoạn. Ví dụ khi con còn nhỏ, thì ưu tiên của bạn sẽ làm tập trung nuôi nấng và chăm sóc con thật tốt. Khi con lớn hơn một chút, bạn có thể dành thời gian để học tập thêm chuyên môn và cần chia sẻ công việc chăm sóc nuôi dạy con với người chồng/vợ. Đừng ôm hết việc vào người vì khi đó bạn sẽ bị quá tải và không thể hoàn thành các trách nhiệm một cách trọn vẹn.

2. Lên lịch cho cả một tuần

Hãy dành ngày nghỉ cuối tuần để lập kế hoạch cho công việc của cả tuần bao gồm cả việc lên thực đơn các bữa ăn cho từng ngày và nấu sẵn luôn một số bữa ăn cho những ngày bận rộn và cất vào tủ đông lạnh. Hãy dán kế hoạch này lên cửa tủ lạnh để tất cả các thành viên trong gia đình đều biết kế hoạch chung của cả nhà và có sự hỗ trợ lẫn nhau. Hãy cùng bàn bạc với chồng/vợ, các con và tự phân công nhau công việc, mỗi người mỗi việc, người nhỏ làm việc nhỏ tùy theo sức của mình.

7 mẹo giúp phụ nữ cân bằng giữa công việc và gia đình - ảnh 1
Cân bằng giữa công việc và gia đình giúp phụ nữ hạnh phúc hơn

3. Tạo một nhóm bạn thân/gia đình

Hãy tạo một nhóm những gia đình chơi cùng với nhau và có con ở cùng độ tuổi, có thể hỗ trợ lẫn nhau mỗi khi gia đình này có việc bận cần gửi con hoặc trông con giúp, hoặc mua bán đi chợ giúp. Hoặc có thể luân phiên từng gia đình hỗ trợ nhau theo tuần, điều này có thể giảm tải thời gian làm các công việc vặt trong gia đình và các trẻ cùng lứa tuổi chơi với nhau cũng sẽ giảm bớt thời gian trẻ sử dụng các thiết bị điện tử. Các gia đình cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm trong việc sắp xếp công việc gia đình, chăm sóc con cái cho nhau, qua đó bạn cũng sẽ học hỏi được một vài điều gì đó.

4. Giảm bớt các hoạt động ngoại khóa

Có rất nhiều các khóa học, các hoạt đông ngoại khóa hấp dẫn bạn bởi những lời quảng cáo và đáp ứng đúng với những kỳ vọng của các cha mẹ với các con thế nên bạn dễ dàng bị lôi cuốn và dễ dàng đăng ký các khóa học ngoại khóa này khiến cho bạn bị quá tải và kiệt sức vào mỗi cuối ngày. Hãy thực sự tỉnh táo nói không và chỉ chọn những gì thật sự cần thiết cho con bạn theo từng thời điểm.

5. Xây dựng tình thân trong gia đình

Hãy thống nhất với các thành viên trong gia đình về bữa tối dành trọn cho nhau và bàn luận hay chia sẻ về một ngày làm việc học tập với nhau hoặc một điều gì thú vị trong ngày. Ngoài ra hãy lên kế hoạch cho một buổi xem phim của cả gia đình mỗi tuần. Hãy để các con lựa chọn bộ phim cho cả gia đình. Tóm lại, hãy cố gắng tạo ra các cơ hội để các thành viên trong gia đình cùng được ở bên nhau và gắn kết tình thân.

6. Chăm sóc bản thân

Dù bận bịu cỡ nào thì người mẹ thông minh sẽ không quên đặt việc chăm sóc bản thân lên hàng đầu. Dành thời gian để tập thể dục thân và tâm. Dành thời gian để đọc sách bổ sung thêm các kiến thức cho bản thân. Bạn nên nhớ rằng nếu bạn biết chăm sóc bản thân bạn thì bạn mới có thể chăm sóc tốt những thành viên khác trong gia đình của bạn và sẵn sàng có thể đối phó với những căng thẳng bất kỳ lúc nào do cuộc sống bận rộn mang lại.

7. Tham gia các sự kiện của con

Nếu có các sự kiện ở trường/lớp của con, nhất định bạn phải sắp xếp kế hoạch để tham gia. Hãy kết thân với một vài người bạn đồng nghiệp để khi có sự kiện của con, bạn cần phải tham gia trước khi giờ làm việc kết thúc, bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ cho bạn. Việc tham gia các sự kiện giúp bạn có nhiều cơ hội theo sát và đồng hành cũng như gắn kết với con nhiều hơn. Đừng lấy lý do bận rộn để xao nhãng việc quan tâm con nhé.

Sống thông minh là do bạn lựa chọn và sắp xếp khoa học. Tất cả bắt đầu từ chính bạn! Hãy bắt tay hành động ngay từ hôm nay. Chúc bạn thành công.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

Rối loạn nhân cách ranh giới tuổi mới lớn

(PNTĐ) - Rối loạn nhân cách ranh giới (BPD) là một rối loạn tâm thần ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của một người. Sự mất kiểm soát cảm xúc này có thể làm tăng tính bốc đồng, ảnh hưởng đến cách một người cảm nhận về bản thân và tác động tiêu cực đến mối quan hệ của họ với những người khác. Bệnh thường xảy ra ở tuổi mới lớn.
Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.