Bác vi phạm nghĩa vụ giám hộ cháu bị xử lý thế nào?

Chia sẻ

Bác vi phạm nghĩa vụ giám hộ cháu bị xử lý thế nào? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Cách đây gần 2 năm, gia đình chị gái tôi đi du lịch không may bị tai nạn khiến hai vợ chồng qua đời. Hai cháu tôi bị thương rất nặng nhưng may mắn không ảnh hưởng đến tính mạng. Sau khi lo tang lễ cho vợ chồng chị gái tôi xong, hai cháu được điều trị khỏe mạnh trở lại, gia đình nội ngoại đồng ý để anh trai ruột của anh rể tôi (tức bác ruột của hai cháu) giám hộ và nuôi dưỡng các cháu. Thủ tục giám hộ hai cháu và quản lý tài sản của anh chị tôi để lại đều được làm đúng theo pháp luật.

Tuy nhiên, một năm qua, tôi nhận thấy người bác ruột đã không thực hiện tốt việc chăm sóc, giám hộ đối với các cháu. Cả hai cháu đều dưới 15 tuổi, chưa thể quyết định được vấn đề gì nên bác cháu toàn quyền giải quyết hết mọi việc. Tôi được biết gần đây, người bác mang hai cháu về quê cho ông bà nội nuôi. Tài sản của bố mẹ cháu để lại cho con gồm: Căn nhà có 10 phòng trọ cho thuê, một căn nhà mặt phố (là nhà ở của anh chị tôi trước đây) cũng được vợ chồng người bác cho thuê lại lấy tiền chu cấp cho đứa con của họ đang du học ở nước ngoài. Mọi sinh hoạt của các cháu tôi đều do ông bà nội ở quê lo hết.

Tôi muốn hỏi Quý báo, hành vi không thực hiện việc nuôi các cháu, tự do tiêu xài tài sản của các cháu thì người bác ruột có bị pháp luật xử lý không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?

Leanhvu79@gmail.com

Theo Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của người giám hộ được quy định như sau. Đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi, người giám hộ có nghĩa vụ: Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điều 55).

Với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người giám hộ có nghĩa vụ: Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ (Điều 56).

Trong trường hợp người giám hộ có hành vi vi phạm quy định về giám hộ thì sẽ bị xử phạt theo pháp luật. Cụ thể, Điều 61 Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về hình thức xử phạt như sau.

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để trục lợi; b) Lợi dụng việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ để xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động của người được giám hộ.

Như vậy, hành vi của người bác ruột đó đã vi phạm vào khoản 1, khoản 2, Điều 61 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Bạn có thể đưa vấn đề này xử lý theo góc độ tình cảm trước để gia đình bên nội thống nhất lại việc nuôi hai cháu bé, có nên để cho người bác ruột làm giám hộ, hay để cho ông bà nội giám hộ, hoặc người thân khác bên nhà ngoại giám hộ các cháu. Nếu gia đình vẫn thống nhất để bác ruột giám hộ các cháu thì yêu cầu phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Nếu tiếp tục vi phạm, bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm nghĩa vụ giám hộ của người bác để pháp luật xử lý.

Báo Phụ nữ Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.