Bí quyết “dạy” chồng đảm việc nhà

Chia sẻ

Không có người chồng lười, chỉ có người vợ không biết rèn chồng trở thành người đàn ông chăm chỉ. Phụ nữ khôn ngoan, sẽ có ý thức "đào tạo" chồng thành người sẵn sàng chia sẻ việc nhà cùng vợ.

Bí quyết “dạy” chồng đảm việc nhà - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Sau 20 năm ra trường, lớp đại học của chị mới có dịp hội ngộ cùng nhau. Buổi họp lớp diễn ra vui vẻ, cánh phụ nữ ngồi "buôn" đủ chuyện trên đời. Và, chủ đề "buôn" chuyện chồng lười việc nhà bỗng sôi nổi khi mọi người chứng kiến cảnh cô bạn đi họp lớp mà chồng con gọi điện hỏi việc nhà liên tục.

- Tớ lấy phải công tử bột nên chẳng bao giờ biết làm việc nhà là gì, đành phải quán xuyến hết.

- Là tại cậu hết đó, chồng tớ cũng công tử bột từ trong trứng nước, nhưng vào tay tớ thành "đảm đang" hết. Giờ ông ấy đi chợ, nấu cơm, cho con ăn, tắm cho con không khác gì vợ. Chồng lười hay chăm đều phụ thuộc vào vợ hết đấy.

Nghe cô bạn nói vậy, nhiều người đổ dồn hỏi "bí quyết" dạy chồng lười. Cô bạn bảo chẳng có gì to tát, "bí quyết" duy nhất cô có là thực hiện "chính sách sai vặt" chồng. Cô kể những ngày đầu chung sống, chồng cô không bao giờ mó tay vào việc nhà đỡ vợ. Trong suy nghĩ của anh, việc đó không phải của mình mà nghiễm nhiên là của vợ. Từ đó, cô luôn nghĩ ra việc để “sai vặt” anh hàng ngày. Ví dụ, có hôm hai vợ chồng cùng đi làm về, cô vào bếp đặt cơm và "sai" chồng chạy ra chợ mua mấy lạng thịt lợn, một bó rau muống giúp mình. Nếu cô đi làm về muộn thì sẽ gọi điện “sai” chồng qua nhà trẻ đón con. Cô cũng chỉ đạo anh từ xa việc cắm nồi cơm điện, lấy quần áo từ máy giặt ra phơi. Khi chồng thực hiện công việc, dù chưa thực sự hài lòng, cô cũng khen ngợi, thậm chí cảm ơn vì anh đã giúp mình. Sau đó, cô hướng dẫn, nhắc nhở những điều chồng làm chưa tốt, để lần sau anh làm tốt hơn. Cứ như thế, cô lôi kéo chồng vào việc nhà một cách thành thạo.

Cô bảo, nhiều người vợ thấy chồng ban đầu làm việc nhà toàn xôi hỏng bỏng không, khiến họ phải đi giải quyết lại hậu quả mệt mỏi hơn, nên không yêu cầu chồng làm nữa, mà cố gắng làm rốn cho xong. Đây là quan điểm sai lầm của rất nhiều người vợ, vô tình khiến họ làm mất đi cơ hội để chồng chia sẻ với mình. Vợ đảm rất tốt nhưng nếu đảm quá sẽ càng làm cho chồng ỷ lại, đã lười lại càng lười hơn. Lâu dần, chồng trở nên “vô cảm” trước sự vất vả hàng ngày của vợ.

Một cô bạn khác cũng chia sẻ "bí quyết" huấn luyện chồng lười của mình rất hiệu quả. Đó là kiên trì và "chai mặt" một chút. Chồng cô thuộc dạng gia trưởng, luôn xem việc nhà là của phụ nữ. Từ ngày các con liên tiếp ra đời, cô không thể quán xuyến tất cả mọi việc từ chăm con đến việc nhà, việc cơ quan, trong khi hai vợ chồng sống riêng không có ai hỗ trợ thêm. Vậy là cô tìm cách kéo chồng vào việc, phân công anh làm một số việc nhà cùng mình.

Hàng ngày, cô đi làm về bận với việc cho con ăn, tắm cho con thì sẽ phân công cho chồng vào bếp nấu cơm. Nếu anh không chịu nấu, ngồi chờ vợ thì cô lo cho con xong rồi mới vào bếp khiến cho bữa cơm diễn ra rất muộn, có hôm cô không nấu kiếm gì đó ăn tạm. Chồng cô không thể chịu đựng được những bữa ăn tạm bợ như thế và nhận ra nếu anh không cùng làm với vợ thì sẽ phải chấp nhận cảnh như thế.

Sau đó, anh có ý thức chia sẻ việc nhà với vợ dần, dù ban đầu mục đích đó là phục vụ bản thân. Thành công bước đầu, cô áp dụng tiếp cho những việc khác như giặt quần áo. Nếu anh không chịu giặt đồ, phơi đồ giúp khi cô bận việc thì có những hôm anh phải chấp nhận mặc lại đồ bẩn thay ra trước đó.

Bài học mà cô rút ta là người đàn ông sẽ không chủ động làm việc nhà nếu anh ta cảm thấy không có anh ấy, mọi việc vẫn "ngon lành".

Lại có cô chia sẻ "bí quyết" dạy chồng lười của mình bằng cách xem chồng giống như... đứa trẻ. Khi thực hiện được việc gì tốt mà nhận được lời khen ngợi, động viên, cảm ơn của vợ, anh ấy sẽ tích cực hơn. Sự động viên không nhất thiết phải bằng lời nói. Đôi khi một cái ôm ngang lưng của vợ, một nụ hôn lên trán, một cử chỉ âu yếm lúc đêm khuya cũng khiến người chồng vui, nhưng đừng quên khen thưởng phải nói rõ lý do.

Trong việc rèn chồng chăm chỉ, hãy nắm chắc phương châm: "uốn chồng từ lúc còn yêu; dạy chồng từ thuở bơ vơ mới về". Hạnh phúc chỉ đến với những gia đình, ở đó người chồng biết san sẻ, chủ động làm việc nhà cùng vợ. Bởi tình yêu thể hiện ở mức độ cao nhất là cộng đồng trách nhiệm, chứ không phải ở những lời yêu chót lưỡi đầu môi.

BÌNH DUY 

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.