Bình đẳng giới trong giáo dục con

Chia sẻ

PNTĐ-Nhiều bố mẹ cho rằng, việc dạy con gái về giới tính phải được thực hiện từ sớm, trong khi con trai có thể muộn hơn... Nhưng đây lại là suy nghĩ sai lầm.

 
Từ trước tới nay, nhiều bố mẹ cho rằng, việc dạy con gái về giới tính phải được thực hiện từ sớm, trong khi con trai có thể muộn hơn hoặc không cần thiết vì con trai… vẫn an toàn hơn con gái trước các nguy cơ bị xâm hại! Nhưng đây lại là suy nghĩ sai lầm.
 
Bình đẳng giới trong giáo dục con - ảnh 1
Phụ huynh, giáo viên và học sinh cùng nhau chung tay phá bỏ định kiến giới tại dự án Teen Up

VOGE là một đội tham dự cuộc thi “Thử thách thanh niên Việt Nam vì sáng tạo xã hội 2018”. Dự án của họ mang tên “Teen Up - Tự do bứt phá” đã lọt vào Top 10. Đây là mô hình trại hè được thiết kế trong 4 ngày để xây dựng tư duy của một công dân cầu tiến, tự tin, đồng thời cung cấp những kỹ năng an toàn cần thiết cho tuổi dậy thì. Mục tiêu của dự án nhằm mang đến không gian trải nghiệm về chính bản thân các em học sinh từ 13 – 15 tuổi.
 
Theo khảo sát của dự án này, thì có hơn 90% các em học sinh THCS thừa nhận đã từng chứng kiến sự bất bình đẳng giới ở nhà và ở trường học. Ví dụ như, nhiều gia đình vẫn giao việc nhà cho con gái nhiều hơn, xét nét con gái nhiều hơn, dạy dỗ con gái phải chăm ngoan, phải biết giúp đỡ, phải biết nín lặng và giữ mình, trong khi “thả rông” những đứa con trai trong việc nội trợ và thường phẩy tay cho qua những lỗi lầm. Còn trong trường học, ngay trong các giờ học trên lớp, nhiều thầy cô luôn nhờ các em nữ lên xóa bảng hay đi giặt giẻ lau, còn những việc nặng cần nhiều sức lực hơn thì chỉ nhờ các em nam? Rồi ngay cả trong sách giáo khoa tiểu học cũng không ít các hình ảnh minh họa dạy trẻ phải biết làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ như quét nhà, nhặt rau… phải là hình ảnh bé gái. 
 
Điều này cho thấy, sự phát triển của các em đang bị giới hạn ngay chính hai môi trường gần gũi nhất với các em là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, VOGE đã phát triển mô hình trại hè giáo dục bình đẳng giới với các nội dung hoạt động tương tác, vui chơi, học tập mang tính giáo dục cao, nhằm giúp các em cùng với phụ huynh và giáo viên được bổ sung kiến thức cần thiết về giới và học tập bình đẳng giới. 
 
Trong 3 ngày 12, 18 và 20/5 vừa qua, Teen Up đã tổ chức 3 trại hè mang tên: “WeFree – Chúng tớ yêu tự do” tại 3 trường THCS Nam Từ Liêm, THCS và THPT M.V. Lômônôxốp, THCS Mỹ Đình 1. 
 
Chị Nguyễn Thị Hồng (Nam Từ Liêm, HN) có 2 con: 1 trai, 1 gái, chia sẻ: “Khi tham gia cùng con gái vào trại hè này, tôi mới nhận ra lâu nay, tôi vẫn dạy con theo kiểu bảo vệ một chiều: dạy con gái phải giữ gìn thân thể, danh dự, từ khi cháu còn học tiểu học nhưng lại ngại nói chuyện giới tính với con trai, dù bây giờ con trai đã vào cấp 3. Đôi lúc, con gái tôi còn vụng về nữ công gia chánh, tôi mắng cháu trước mặt anh trai nó rằng: “Không biết nấu thì sau này lấy chồng, nhà chồng cười cho!”. Con bé mếu máo nói tôi thiên vị anh nó, vì anh chẳng phải vào bếp. Bố nó ở ngoài nói vọng vào: “Rồi sau này vợ nó khắc lo!”.
 
Sự bất bình đẳng trong cách giáo dục này có thể khiến những người con trai không thể sống một mình nếu thiếu đi bàn tay chăm sóc của người phụ nữ. Họ được nuôi dạy sẽ lớn lên mạnh mẽ, độc lập, là trụ cột của gia đình, sẽ là những người chồng, người cha tương lai nhưng chưa hề có khái niệm tự lập và tự chăm sóc cho chính mình. Ở cuộc sống gia đình thường nhật, các bạn trai ít ai có tư tưởng sẽ chủ động giúp đỡ mẹ hoặc bà trong việc nhà. Từ bé họ không được dạy việc đó, và tất nhiên khi lớn, nó đã thành thứ suy nghĩ ăn sâu: không phải việc của đàn ông.
 
Thậm chí, chuyện tương tự xảy ra với các chàng trai đang yêu, họ lấy khả năng nấu nướng, dọn dẹp của người con gái mình yêu ra làm thước đo để tiếp tục chuyện tình cảm, hoặc tính đường tiến tới hôn nhân. Khi không đủ kiến thức về giới tính, có thể các bạn trai sợ hãi trốn chạy khi làm cho bạn gái có thai, nhưng cũng có thể làm hành động bỉ ổi như quay clip sex để tấn công nếu cô gái bỏ rơi mình. Sau khi bị tung clip sex, định kiến tấn công nữ giới đến nỗi có thể gây mất việc, bị đuổi học, bị hàng xóm xa lánh, xì xào. Có cô gái sợ hãi, nhục nhã, bế tắc đến mức tự tử, còn bạn trai thì "ngoài vùng phủ sóng", không nhận ra lỗi lầm của mình.
 
Nguyễn Thị Tuyết Nhi, 20 tuổi, trưởng dự án chia sẻ: “Dự án sẽ đứng ra như một cầu nối trung gian giữa bố mẹ và con cái, để đôi bên thấu hiểu nhau hơn, từ đó xóa bỏ được bất bình đẳng giới trong chính gia đình mình”.
Đỗ Quỳnh Anh 

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.