Bố mẹ anh, bố mẹ em!

Chia sẻ

Chúng mình cưới nhau, bước vào một cuộc hôn nhân hiện đại, tân tiến theo suy nghĩ của hai đứa sau một thời gian sống ở nước ngoài.

Bố mẹ anh, bố mẹ em! - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Cũng vì suy nghĩ hiện đại nên hai vợ chồng thỏa thuận, tiền ai kiếm được người nấy quản. Mỗi tháng cả hai có trách nhiệm đóng góp một khoản nhất định vào quỹ chung của gia đình. Các khoản hiếu hỉ với gia đình nội ngoại cũng được phân định rõ ràng, anh lo nhà nội, em lo nhà ngoại. Ai muốn báo hiếu chừng nào cũng được, miễn là có tiền và không ảnh hưởng vào quỹ chung của gia đình.

Vì thỏa thuận đó, mấy năm nay cụm từ "bố mẹ anh, bố mẹ em" gắn liền với hai vợ chồng mỗi khi thông báo cho nhau biết thông tin về bố mẹ hai bên. Và có lẽ sự phân chia rạch ròi trong trách nhiệm của vợ chồng với bố mẹ hai bên ngay từ đầu, nên mỗi khi anh và em nói về bố mẹ mình, cả hai cũng chỉ biết nghe rồi... để đấy. Ai cũng nghĩ dù thế nào thì cũng chỉ một người lo cho bố mẹ mình, đối phương không can thiệp vào.

Cả tháng nay, em đi làm về muộn liên tục, bảo phải ở lại công ty làm thêm vì nhiều việc. Nhưng rồi, cường độ em làm việc ngày càng tăng thêm đến mức cơ thể gầy gò, hốc hác thấy rõ. Có những hôm em ốm nhưng vẫn cố đi làm. Cho đến khi, em bị ngất xỉu ở cơ quan phải vào viện cấp cứu, anh mới bàng hoàng nhận ra chúng ta đang sống với nhau bằng một sự liên kết thật lỏng lẻo.

- Em không thể ngừng làm việc được, mẹ em đang cần nhiều tiền để chữa bệnh, em phải giúp mẹ... Mẹ em bị ung thư cần rất nhiều tiền để chữa trị. Bố em không có tiền, vợ chồng em trai kinh tế eo hẹp, chỉ có mình em cố được thôi. Em phải cố để cứu mẹ em...

Anh sững sờ nhìn em khóc nức nở. Chuyện mẹ vợ bị ung thư rõ ràng là anh biết, nhưng không nghĩ gánh nặng chữa trị cho bà bấy lâu nay lại trút lên vai em là chính. Phần cứ ngỡ gia đình em lo được việc chữa trị cho bà, phần do sự thỏa thuận ai lo cho gia đình người ấy trong hôn nhân của chúng ta nên anh đã đứng ngoài cuộc.

Hôm nay, anh có cảm giác cụm từ "mẹ em" tựa như nhát kéo cắt đứt mọi sự chia sẻ, thấu hiểu nhau giữa hai vợ chồng mình. Chúng ta đã và đang làm gì với nhau thế này. Chỉ vì sự thỏa thuận sòng phẳng trong trách nhiệm với bố mẹ hai bên khiến chúng ta đứng ngoài cuộc khi đối phương đang gồng mình đến kiệt sức vì trách nhiệm với người thân. Anh biến thành người chồng tồi tệ bao lâu nay, và có thể đến một lúc nào đó, em cũng như thế khi "bố mẹ anh" rơi vào hoàn cảnh giống "bố mẹ em" hôm nay. Chúng ta không chỉ làm mất đi sự chia sẻ, quan tâm lẫn nhau của vợ chồng, mà còn đánh mất trách nhiệm đối với bố mẹ vợ, bố mẹ chồng.

Chúng mình phải thay đổi thôi vợ à. Từ nay trở đi sẽ không còn có "bố mẹ anh, bố mẹ em" nữa, mà sẽ là "bố mẹ chúng ta". Lẽ ra ngay từ đầu chúng mình phải thấm nhuần đạo lý "tứ thân phụ mẫu" trong trách nhiệm đối với bố mẹ hai bên, thay vì phân định rạch ròi "bố mẹ anh, bố mẹ em" khiến vợ chồng sống vô cảm với nhau thế này.

HUYỀN LY

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.