Bồi đắp cho con giá trị truyền thống gia đình

Trâm Anh
Chia sẻ

(PNTĐ) -Năm nào, vợ chồng chị Phạm Thu Hà (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cùng hai con về quê sớm ăn Tết với ông bà để hiểu hơn về nguồn cội của mình.

Bồi đắp cho con giá trị truyền thống gia đình - ảnh 1
Những giá trị truyền thống có thể được dạy bảo rất đơn giản đối với trẻ từ những phong tục ngày Tết Ảnh minh họa

Điều đó đã trở thành thông lệ. Và nếu bố có bận công việc hơn mọi năm, thì ba mẹ con chị Hà cũng sẽ cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa, sắm đào, quất… sớm để khi bố xong việc, cả nhà sẵn sàng lên đường. “Có lẽ vì thói quen ấy mà năm nào về quê đón Tết với ông bà, hai bé nhà mình cũng rất náo nức”- chị Hà nói. Về quê sớm, không chỉ được đón không khí xuân sớm và trong lành ở quê, mà cũng là dịp chị Hà cho các con giúp đỡ ông bà. Bố mẹ chồng chị Hà làm nghề buôn bán nên cuối năm, nhất là sát Tết rất bận. “Các cháu được xắn tay giúp ông bà, dù chỉ là dăm ba việc nhỏ thôi, nhưng được nhìn con cháu đầm ấm vây quanh, ra ra vào vào, ông bà cũng hạnh phúc lắm”.

Vợ chồng chị Thanh Mai làm bác sĩ, gần Tết anh chị thường phải ở lại bệnh viện để trực Tết. Có năm anh không phải trực thì chị trực và ngược lại. Không có nhiều điều kiện để “về quê vào đúng 3 ngày Tết” nhưng cũng không muốn con sẽ “quên nguồn cội”, vợ chồng chị đều sắp xếp đưa con về quê đón Tết sớm. Có năm về trước Tết khoảng nửa tháng, ở với bố mẹ hai bên và tranh thủ đi thăm hỏi họ hàng. Năm nay Tết âm lịch gần với Tết dương nên vào dịp nghỉ Tết dương lịch vừa qua, anh chị tranh thủ đưa con về quê thắp hương ông bà tổ tiên và sum vầy với ông bà nội, ngoại. “Với nhà mình, cứ lúc nào các con về thì khi đó là Tết. Ông bà cũng hiểu các con công việc bận rộn nên rất thông cảm. Mấy ngày ở quê, ông bà kể cho các con mình rất nhiều chuyện về các cụ, kị đời xưa, về các phong tục tập quán ngày Tết”- chị cho biết.

Chị Mai là người miền Trung, bố mẹ là người miền Nam và giờ đây cả đại gia đình đang sống ở miền Bắc. Vì thế, anh chị luôn cố gắng sắm sửa Tết đủ hương vị ba miền đất nước để mang về biếu bố mẹ. Ngày Tết, mọi người đến chơi nhà mình thấy khá thú vị vì có cả bánh tét, bánh chưng, có tôm khô củ kiệu, có dưa món miền Trung và cũng đâu thể vắng món dưa hành đậm vị Bắc.

 Theo chuyên gia văn hóa, PGS.TS Phạm Ngọc Trung, chúng ta phải cố gắng giữ lấy những thứ tinh hoa, những phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt Nam trong ngày Tết. Như truyền thống biết ơn ông bà, tổ tiên, nhớ về quê hương, đất nước. Hiện nay nhiều người đi làm ăn xa, nên Tết luôn cố gắng sắp xếp để trở về, dù ít hay nhiều ngày. Có gia đình nếu không về thì cũng sẽ gọi điện, quay video để cùng đón Tết với ông bà.

“Thông qua việc này, ông bà, cha mẹ đã dạy cho con cháu ý thức, thái độ gắn kết với gia đình nguồn cội. Ông bà, cha mẹ, những người đi trước đó sẽ có nhiệm vụ rất quan trọng khi trao truyền cho con cháu, các thế hệ đi sau những giá trị văn hóa truyền thống của các thế hệ của người Việt Nam và bản sắc văn hóa của người Việt sẽ không bị mai một đi. Bởi nếu chúng ta quên đi cội nguồn, quên đi phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa dân tộc thì đó là sự mất mát rất lớn, không thể nào lấy lại được. Dù có thể rất giàu có, thành đạt nhưng nếu không có gốc tích, nguồn cội, bản sắc văn hóa thì sự thành đạt, giàu có đó là rất mong manh và dễ bị đổ vỡ, lụi tàn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

Khổ vì mẹ chồng hay... soi

(PNTĐ) - Từ ngày có mẹ chồng lên ở cùng, Trang nhàn hẳn việc chăm con và dọn dẹp nhà cửa. Thế nhưng, sự soi mói, để ý của bà khiến cuộc sống của cô trở nên ngột ngạt.
Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

Bế tắc khi xác định cha cho con ngoài giá thú

(PNTĐ) - Khi ra đời, lẽ ra được quyền có đủ cả cha và mẹ nhưng những đứa trẻ ấy lại phải ngậm ngùi mang danh “con ngoài giá thú”. Bỏ qua trường hợp người phụ nữ chủ động chọn làm mẹ đơn thân nhờ sự giúp đỡ của y học, các em là kết quả của mối quan hệ yêu đương “ngoài luồng”, người bố sau cuộc vui thì “quất ngựa truy phong”... Trong khi đó, việc “xác định bố cho con” vô cùng khó khăn vì không đủ chứng cứ, nếu xác định được thì người mẹ cũng vi phạm Luật Hôn nhân và Gia đình.
“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

“Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê“

(PNTĐ) - Ly hôn là giải pháp cuối cùng cho một cuộc hôn nhân không còn tiếng nói chung. Tuy nhiên, nhiều cặp vợ chồng trẻ, khi mới chỉ xảy ra mâu thuẫn nhỏ nhặt, thay vì tìm cách hàn gắn  hạnh phúc, ngồi lại với nhau để tìm giải pháp thì lại vội vã chọn ly hôn...