Cần có liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại

Chia sẻ

Ngày 17/7, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức hội thảo tham vấn thành lập mô hình trung tâm liên ngành bảo vệ khẩn cấp phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại.

Đại diện Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) đã tham dự hội thảo.

Các đại biểu tham dự Hội thảoCác đại biểu tham dự Hội thảo

Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Dương Thị Ngọc Linh cho biết, Đề án thành lập Trung tâm một cửa liên ngành hỗ trợ khẩn cấp phụ nữ và trẻ em bị bạo lực trên cơ sở giới là thực hiện Quyết định số 938/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”; Quyết định số 1863/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 có nội dung, thí điểm kết nối các biện pháp điều tra thân thiện với dịch vụ y tế, hỗ trợ tâm lý, phúc lợi xã hội, dịch vụ bảo vệ trẻ em cho trẻ em là người bị hại, người làm chứng của bạo lực, xâm hại tình dục; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành và hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em, phòng chống bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em giữa các cơ quan tổ chức liên quan. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận các vấn đề liên quan đến thực tế hoạt động điều tra, tố tụng các vụ việc phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại; quy trình tố tụng thân thiện với người chưa thành niên; hoạt động trợ giúp pháp lý cho phụ nữ bị bạo lực, trẻ em bị xâm hại…; công tác hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trong bệnh viện; hoạt động chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị xâm hại tại bệnh viện Nhi Trung ương...

MAI CHI

 

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.