Dạy trẻ biết khen ngợi người khác

Chia sẻ

PNTĐ-Với trẻ em, việc học cách khen ngợi không chỉ giúp trẻ nhận ra được ưu điểm của người khác, mà nó còn làm cho mối quan hệ giữa trẻ với mọi người trở nên gần gũi thân thiết.

 
Dạy trẻ biết khen ngợi người khác - ảnh 1
Ảnh minh họa

 
Chị Bình (một bác sĩ nha khoa) có cậu con 7 tuổi kể: Ban đầu con trai chị là đứa trẻ rất ích kỷ không thích mẹ khen ngợi ai khác ngoài mình. Mỗi lần, chị khen ngợi một ai trong nhà, đặc biệt là những đứa trẻ cùng trang lứa là cháu có phản ứng tiêu cực. Lúc thì cháu giận dỗi mẹ, lúc thì ghét những người được khen. Cháu cũng có thành kiến với người đưa ra lời khen, và cho rằng họ chỉ được khen cháu còn lại không được dành lời khen ngợi cho người khác. Chưa bao giờ, con chị dành cho ai một lời khen ngợi dù họ có đối xử tốt với cháu.
 
Một hôm, con trai đi học về với nét mặt buồn bã và kể cho mẹ nghe việc gần đây các bạn không còn chơi với mình. Thậm chí, nhiều bạn còn không muốn con trai chị tham gia cùng câu lạc bộ. Cháu không biết làm cách nào để được các bạn đón nhận giống như mọi người. Chị Bình bắt đầu hỏi con về sở trường của các bạn. Sau khi con kể ra một số ưu điểm của bạn A, bạn B… chị bảo:
 
- Bắt đầu từ ngày mai, con hãy tập khen ngợi các bạn mỗi khi bạn đạt được thành tích tốt hay có ưu điểm nổi trội gì đó. Ví dụ hôm nay bạn A được điểm 10 môn Toán, con hãy nói với bạn: “Cậu giỏi quá, tớ khâm phục cậu lắm!”. Nếu bạn B có quần áo đẹp hãy dành cho bạn lời khen: “Bạn mặc bộ này đẹp quá!”… Nghe theo sự hướng dẫn của mẹ, con trai chị đã biết cách khen ngợi các bạn và nhận lại sự thân thiết của mọi người. Chị Bình bấy giờ mới phân tích cho con hiểu rõ lợi ích của việc khen ngợi người khác như thế nào. Con không nên chỉ muốn người khác khen mình mà không dành lời khen cho mọi người.
 
Con trai chị đã có thêm một bài học về ứng xử với mọi người xung quanh. Còn chị Bình, không chỉ dạy cho con học cách khen ngợi người khác mà còn dạy con cách khen ngợi chân thành thay vì xu nịnh, khen chung chung. 
 
Với trẻ em, việc học cách khen ngợi không chỉ giúp trẻ nhận ra được ưu điểm của người khác, mà nó còn làm cho mối quan hệ giữa trẻ với mọi người trở nên gần gũi thân thiết. 
 
 
Việt Quỳnh 

Tin cùng chuyên mục

Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.
Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

Giải mã “cơn sóng ngầm” tội phạm trẻ

(PNTĐ) - Gần đây, không ít gia đình phải đối diện với “cơn sóng ngầm” đầy thách thức: Tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng trẻ hóa và diễn biến phức tạp, gióng lên hồi chuông cảnh báo về những vết rạn trong mối quan hệ gia đình, đặt ra bài toán cấp thiết về trách nhiệm định hướng, chở che con trẻ trước những vấp ngã nhỏ có nguy cơ trở thành những hệ lụy khôn lường.
Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

Con cái là khoản đầu tư “lỗ” của cha mẹ

(PNTĐ) - Diễn đàn “Trẻ cậy cha, già cậy ai?” nhận được nhiều ý kiến trái chiều cho rằng, trong xã hội hiện đại, cả cha mẹ và con cái nên thay đổi quan niệm cha mẹ về già phải cậy con, mà hãy nên chủ động tương lai, chuẩn bị cuộc sống tự do, tự tại, dành một khoản tiền để dưỡng già, bởi con cái cũng phải lo tương lai của chúng.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - “Bà dạy con cái kiểu gì vậy. Con cái nhà người ta thì mong cho bố mẹ sống đầu bạc răng long với nhau, còn con của bà thì lại suốt ngày xúi bẩy bố mẹ ly hôn. Nhà này vô phúc quá rồi…”.