Để tuổi già... “trẻ lại“

Mai Chi
Chia sẻ

(PNTĐ) - Học ngoại ngữ, học đàn hay học lái xe ôtô, đi du lịch... ở tuổi đã xế chiều khiến nhiều người cao tuổi như trẻ lại, gần gũi hơn với con cháu.

Để tuổi già... “trẻ lại“ - ảnh 1
Những người bạn đường cao tuổi của Ánh Nguyệt trong chuyến đi Trung Quốc vừa qua. Ảnh: AN

Sống cho ngày trẻ
Ở tuổi 61, bà Nguyễn Thị Thúy (quận Ba Đình, Hà Nội) là một Tiktoker có nhiều lượt theo dõi và ưa thích nhờ các video tự học tiếng Anh. Phía dưới các video bà phát âm và học thuộc các từ tiếng Anh đều là các bình luận bày tỏ sự nể phục. Bà chia sẻ, vì thấy tiếng Anh không quá khó và muốn học cùng cháu ngoại nên bà mua gói học trực tuyến về rồi tự học. Chỉ trong 3 ngày đầu, bà học thuộc được 100 từ vựng.

Sau một thời gian, bà Thúy và các cháu đã nói được các đoạn hội thoại ngắn và đơn giản. Cũng từ vốn từ vựng tiếng Anh tự học, bà có thể tương đối hiểu được các hướng dẫn sử dụng thiết bị trong nhà bằng tiếng Anh, đồng thời thấy tinh thần, trí nhớ thêm minh mẫn.

Bà Thúy cho rằng, việc một người già học tiếng Anh là bình thường, là một thú vui bù đắp cho ngày trẻ chưa được học tới nơi tới chốn. Nhưng thi thoảng, bà cũng bị nhận những quan điểm trái chiều, như “già rồi thì lo cơm nước, đón cháu thôi” hay “học tiếng Anh để kiếm ông Tây à?”. Dù vậy, bà không bị ảnh hưởng nhiều bởi những điều đó vì thấy mình “được” nhiều hơn khi trau dồi thêm tiếng Anh. Bà gần gũi hơn với con cháu, lại được cộng đồng mạng ủng hộ, tiếp sức. Có lần, đưa bạn tham quan Thủ đô, bà còn “trổ tài” ngoại ngữ để giao tiếp với khách nước ngoài.

Ở tuổi 77, bà Lê Thị Bích Hường (quận Hoàng Mai) đã bổ sung thêm cho mình vài kỹ năng mới: Hơn 50 tuổi học và thi đỗ bằng lái ôtô, 67 tuổi học thêm đàn piano. Vài tháng nay bà học thêm bơi lội. Những kỹ năng này, người trẻ học còn vất vả, nhưng vì muốn sống trọn vẹn từng phút giây, bà Hường luôn cố gắng, nỗ lực. Đổi lại, mỗi ngày trôi qua là một ngày đáng sống.

Khi thấy các con đã có sự nghiệp vững vàng, trách nhiệm coi như đã hoàn tất, bà Hường bày tỏ quan điểm sẽ không phụ thuộc con về kinh tế và muốn tuổi già được sống cho mình, làm những điều mình thích, những điều thời trẻ mình chưa làm được. Tuy nhiên, nếu các con gặp khó khăn, cần sự giúp đỡ, tư vấn của bố mẹ thì ông bà vẫn sẵn sàng. Từ đó tới nay, bà đi du lịch khắp các tỉnh thành ở Việt Nam và đã đi đến hơn 10 quốc gia để khám phá.
Tận hưởng tuổi già vui vẻ
Ánh Nguyệt (Nguyệt Digi, 31 tuổi) là một nhà sáng tạo nội dung về du lịch trên nền tảng số. Ngoài những lúc đi du lịch một mình, nhiều khi Nguyệt ghép đoàn cùng các cô chú lớn tuổi. Trong những lần đó, cô nhận thấy một điều: Người già mà vẫn giữ được đam mê trải nghiệm, khám phá, không bị ràng buộc bởi quá nhiều trách nhiệm thì thật là một điều đáng quý, đáng trân trọng.

“Có lần mình chia sẻ về du lịch Trung Quốc, có mấy cô tầm hơn 60, gần 70 tuổi mới nhắn tin hỏi: “Con ơi, các cô cao tuổi có đi được không, đi cùng con cháu trong nhà thì có bất tiện không?”. Nghe các cô hỏi vậy mà mình thương quá, vì mình cảm giác các cô muốn được đi chơi mà chưa dám, sợ nọ sợ kia. Nên bằng trải nghiệm cá nhân, mình chỉ có thể trả lời: “Dạ người lớn tuổi đi được, đi tốt là đằng khác. Chỉ có điều đi bộ hơi nhiều hơn bình thường, nên nhà mình có thể chuẩn bị cho cô chú một đôi giày đi bộ tốt là ổn ạ”.

Trong một chuyến đi tour mới đây, Nguyệt đi cùng đoàn 24 người mà tới 2/3 là các cô chú từ 60 tuổi trở lên. “Có lúc họ cũng chân đau, gối mỏi, đầu choáng, mắt hoa. Nhưng cái sự háo hức, yêu đời và năng lượng thì không kém cạnh thanh niên chút nào”- Nguyệt kể. Trước giờ cô cứ nghĩ đi với người già thì chẳng có gì vui, thậm chí ở nhà đi với bố mẹ còn chưa thấy thoải mái nữa là. Vậy mà, sau mấy ngày làm bạn đường cùng các cô chú, cô nhận ra, người già nào cũng muốn được để dành một phần tuổi già của mình để được sống cho bản thân, bù đắp những gì tuổi trẻ chưa kịp thực hiện.

“Mấy ngày ngắn ngủi đi cùng cô chú, mình được nghe nhiều về những ước mơ, hoài bão thời trẻ phải gác lại. Người lo cho chồng con, người mải mê gây dựng sự nghiệp, mãi đến 55-60 tuổi, cái tuổi bắt đầu được thảnh thơi thì sức khỏe lại xuống dần. Nhiều lúc nhìn các cô chú leo núi, chụp choẹt đầy hứng khởi mà lại thèm. Thèm mai này khi mình lớn hơn, mình đừng có chùn chân, mỏi gối, mình đừng có vì tuổi tác mà viện cớ cho cái tinh thần rệu rã hay vì trách nhiệm với các con mà không dám đi đâu”- Nguyệt chia sẻ.

Tuổi già nhưng đã đi chơi thì tinh thần luôn trẻ trung. Các cô các chú cũng thích chụp ảnh, thích livestream cho bạn bè, người thân ở nhà xem cho biết. “Đi du lịch với người cao tuổi có một điểm rất đặc trưng, đấy là các cô thích chụp ảnh với hoa, các chú thì thích những nơi trang nghiêm, hùng vĩ. Rồi cảnh thường thấy là chiếc điện thoại lúc nào cũng trong trạng thái sẵn sàng livestream. Nhờ đi cùng, tâm sự với cô chú, mình nhận ra khi chúng ta lớn lên cùng là lúc cha mẹ chúng mình dần “trẻ lại”. Họ có những mưu cầu chia sẻ rất bình thường, mà lắm khi con cái chưa hiểu, lâu lâu còn cho đó là phiền phức”- Nguyệt kể.

Nhờ ăn cùng, ở cùng “các cụ” mà Nguyệt mà mình hiểu thêm tình thương họ dành cho con cháu. Nhiều khi cả đời lam lũ, đến cuối đời con cái đáp đền cho đi chỗ này chỗ kia, ăn món ngon vật lạ trên đời, duy chỉ có một điều là hiếm khi họ làm được - đó là đồng hành cùng cô chú. Cũng có chút chạnh lòng nhưng cô chú cũng thấu hiểu lắm “chúng nó còn công ăn việc làm, không trách được con ạ”.

Theo thống kê của Tổng cục Dân số, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam tăng nhưng số năm sống khỏe mạnh thấp so với nhiều nước. Người cao tuổi Việt Nam đối diện với gánh nặng “bệnh tật kép”, bình quân mỗi người già có ba bệnh, nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn, trong khi hệ thống chăm sóc sức khỏe chưa đáp ứng. Vì thế, người cao tuổi nếu biết tự tạo niềm vui cho mình, cân bằng giữa cuộc sống và hoạt động xã hội, tham gia các hoạt động trí não lẫn thể chất đều đặn sẽ sống lâu, giảm thiểu các triệu chứng mất trí nhớ, bệnh tật... Thay vì phụ thuộc vào cảm xúc của những người xung quanh, người già cần nghĩ và sống cho bản thân nhiều hơn, làm những điều mình thích, thậm chí cả những điều mình trước đây chưa từng có thời gian để làm, để vui sống và yêu sống!

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

Bài 2: Những biến đổi của gia đình trong thời kỳ hiện đại hóa

(PNTĐ) - Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và hội nhập ở nước ta diễn ra nhanh chóng. Là một thiết chế xã hội đặc biệt, gia đình vừa mang tính ổn định, bền vững, nhưng cũng mang tính linh hoạt, vận động để thích ứng với sự đổi thay của xã hội. Điển hình như tại Thủ đô Hà Nội, thời gian qua đã ghi nhận nhiều sự thay đổi rõ rệt của các hình thái gia đình.
“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

“Cái kết không có hậu” khi... làm người thứ ba

(PNTĐ) - Những ngày này, chuyện kiều nữ làng hài Nam Thư bị công kích, lập nhóm anti* chỉ trích trên mạng xã hội khi vướng tin đồn “giật chồng” gây xôn xao dư luận. Trong showbiz Việt, nhiều người đã bị “tẩy chay” khi công khai hoặc bị phát hiện làm người thứ ba.
Già cậy... người dưng

Già cậy... người dưng

(PNTĐ) - Nhà có đứa con trai thành đạt, cuộc sống phương trưởng, cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của bà được an nhàn hưởng phước. Theo quy luật thì “trẻ cậy cha, già cậy con”, nhưng với bà “già lại phải cậy người dưng”…
Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

Hạnh phúc của người mẹ đơn thân

(PNTĐ) - Từng đổ vỡ một lần và bước vào cuộc hôn nhân mới, chị Nguyễn Kiều Hoa (33 tuổi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) được cả nhà chồng yêu thương. Khi chị vào phòng mổ sinh em bé, nội ngoại ở ngoài háo hức chờ mong và vỡ òa hạnh phúc chào đón “mẹ tròn con vuông”.
Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

Bài 1: Đi đâu cũng không quên nền tảng gia đình

(PNTĐ) - Với vị thế là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, kinh tế của cả nước, các giá trị văn hóa của Hà Nội, trong đó có giá trị gia đình đã trở thành nguồn nội lực quan trọng để Hà Nội trở thành Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại. Song, trong “cơn lốc” kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, gia đình Thủ đô đang đứng trước vô vàn thách thức. Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết phải tăng cường gìn giữ, phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình Thủ đô trong thời kỳ hội nhập. Đây cũng chính là lời giải cho loạt bài “Phát huy giá trị gia đình Thủ đô: Từ truyền thống tới hiện đại”.