Đừng “bỏ rơi” giá trị của gia đình truyền thống

Chia sẻ

Cuộc sống hiện đại đang khiến cho nhiều người lựa chọn sống trong mô hình gia đình hạt nhân, khiến mô hình gia đình truyền thống dần mai một. Theo đó, những giá trị của gia đình truyền thống đang dần bị nhiều người "bỏ rơi".

Đừng “bỏ rơi” giá trị của gia đình truyền thống - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Tôi thuộc lớp người trẻ, đại diện cho thế hệ lựa chọn mô hình gia đình hạt nhân vì phù hợp với xu hướng sống hiện đại. Cưới xong, vợ chồng tôi muốn được sống riêng với lý do để được độc lập trong cuộc sống. Trước sự cương quyết của con cái, bố mẹ chồng tôi đành chấp nhận dù họ mong muốn sống chung cùng con cháu. Khi sinh con, chúng tôi lại tiếp tục suy nghĩ theo chiều hướng tự mình nuôi dạy con để tránh sự can thiệp của ông bà. Tôi cho rằng, phụ nữ hiện đại thì nên nuôi con theo kiểu mới, cách nuôi con của thế hệ bố mẹ chồng hay bố mẹ đẻ tôi không còn phù hợp. Nếu để ông bà chăm cháu, chúng tôi sẽ không tránh được những mâu thuẫn khiến tình cảm bị ảnh hưởng, nhất là mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Vì thế, dù ông bà rảnh rỗi nhưng chúng tôi không muốn để cháu cho họ trông, mà thuê giúp việc.

Kính mời bạn đọc gửi bài tham dự. Bài dự thi gửi về báo Phụ nữ Thủ đô-số 7 Tôn Thất Thuyết-Cầu Giấy-Hà Nội, trên phong bì ghi rõ Bài tham dự cuộc thi viết “Các vấn đề về gia đình thời nay”. Hoặc email: baophunuthudo@gmail.com. Bài dự thi ghi rõ tên thật, địa chỉ, số điện thoại, số CMND, email để tòa soạn tiện liên hệ.

Hai đứa con tôi khi còn nhỏ cả ngày ở với giúp việc, lớn hơn một chút thì đi học, về nhà cắm cúi vào xem hoạt hình, chơi game. Chúng sống thụ động trong thế giới ảo, mất dần sự kết nối với các thế hệ khác trong nhà. Trước đây, khi chung sống trong gia đình có ba, bốn thế hệ, chúng tôi nhận được sự giáo dục kế thừa từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Thực tế cho thấy, mỗi một đứa trẻ nếu được lớn lên trong gia đình có ông bà, cụ kỵ sẽ luôn được tiếp xúc với nguồn kiến thức lớn và những trải nghiệm hay mà họ đã từng trải qua. Dù trong mắt thế hệ trẻ, những lời khuyên dạy của ông bà nghe có vẻ lỗi thời với cuộc sống hiện đại, nhưng nó lại giúp ích cho trẻ nhỏ rất nhiều. Ông bà, người già còn là những nhân chứng lịch sử, là người kết nối giữa hiện tại và quá khứ. Từ những câu chuyện của ông bà kể lại dưới góc độ nghe thấy, hoặc chính bản thân họ trải nghiệm sẽ là bài học lịch sử sống động cho trẻ nhỏ. Trẻ sẽ thấy tự hào về những thế hệ đi trước trong gia đình, để rồi học tập, noi gương sáng.

Khi chung sống trong gia đình truyền thống, chúng tôi được định hình rõ hơn về sự gắn kết gia đình và cội rễ, truyền thống gia đình mình. Từ lời kể của ông bà, từ những hành động, việc làm cụ thể của họ khi nhớ về tổ tiên, dòng họ, chúng tôi có ý thức rõ hơn về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Chính điều này đã giúp chúng tôi có thêm sự kết nối chặt chẽ của với gia đình mình. Việc giáo dục trẻ của người lớn tuổi trong gia đình cũng mang giá trị lớn. Họ có thể giáo dục trẻ từ những điều nhỏ nhặt, xây đắp cho trẻ nền tảng về truyền thống, về những giá trị của tình yêu ông bà, cha mẹ và những người thân khác trong gia đình.

Ngược lại, bây giờ những đứa con của chúng tôi có thể học giỏi các kỹ năng để đáp ứng những tiêu chí của cuộc sống hiện đại như: giỏi ngoại ngữ, giỏi công nghệ, ca hát, bơi lội tốt. Nhưng khi vào ngồi vào mâm cơm gia đình, chúng lại chỉ biết ăn theo sở thích của mình không cần để ý đến người lớn ăn uống ra sao. Việc kính trên nhường dưới trong mâm cơm gia đình hạt nhân gần như dần bị bỏ quên, bởi cách chăm sóc trẻ của bố mẹ và sự thiếu vắng vai trò của ông bà trong gia đình.

Những đứa trẻ sống trong gia đình hạt nhân có niềm đam mê khám phá qua những ước mơ du học, du lịch ở nước ngoài, thay vì quay về những giá trị truyền thống, tìm hiểu cội nguồn của mình, truyền thống gia đình ở các vùng quê hương. Bạn bè tôi có những người cho con đi du lịch nước ngoài nhiều hơn là về thăm quê, thăm ông bà nội ngoại. Thậm chí, có những đứa trẻ, ngày ông bà trăm tuổi, rời xa trần thế vẫn không về tận hiếu lần cuối bởi những lý do bận học, bận thi cử. Và, bố mẹ chúng vẫn đặt những lợi ích đó của con lên hàng đầu. Chính sự bình thường hóa những giá trị truyền thống ấy đã khiến những đứa trẻ lớn lên mù mờ với quê hương, bản quán, vô cảm với tình thân của mình.

HẢI BÌNH (Hà Nội)

Tin cùng chuyên mục

Tha thứ nhưng không... buông bỏ

Tha thứ nhưng không... buông bỏ

(PNTĐ) - Trong lá đơn ly hôn đơn phương gửi ra tòa, anh nêu lý do hôn nhân đổ vỡ là do “vợ dù tha thứ nhưng không buông bỏ lỗi lẫm của chồng, khiến cuộc sống hôn nhân không còn ý nghĩa”.
Đứt gánh hôn nhân vì mẹ... hoàn hảo

Đứt gánh hôn nhân vì mẹ... hoàn hảo

(PNTĐ) - Cuộc hôn nhân của con gái chị đang đứng bên bờ vực thẳm dù chị đã cố gắng hết sức để níu kéo, hàn gắn cho con. Lời con rể nói khi đặt bút ký vào đơn ly hôn khiến chị day dứt mãi “giá như vợ con không sống dưới cái vỏ hoàn hảo của mẹ thì có lẽ hôn nhân của chúng con đã không nửa đường đứt gánh”…