Học cách yêu bản thân sau ly hôn

Chia sẻ

Chị vốn dĩ chưa một lần biết nấu ăn, vào bếp dọn dẹp, chợ búa mua bán. Bởi trong gia đình chị, những việc đó là của giúp việc nên từ nhỏ đến lớn chị chưa một lần phải làm.

Sau ly hôn chị “nuông chiều” bản thân bằng việc mua sắm ăn mặc đẹp hơnSau ly hôn chị “nuông chiều” bản thân bằng việc mua sắm ăn mặc đẹp hơn (Ảnh: minh họa)

Nhưng về nhà chồng tuần trước thì tuần sau chị đã phải đi tìm lớp học nấu ăn, đi chợ, học cách tiết kiệm tiền bạc. Nhà chồng không có điều kiện kinh tế, lương của hai vợ chồng không dư giả, chỉ đủ chi tiêu ở mức trung bình, nên chị xác định thay đổi để thích nghi với cuộc sống sau khi kết hôn.

Một năm sau kết hôn, chẳng ai nhận ra cô tiểu thư chưng diện ngày nào nữa, mà thay vào đó là một người phụ nữ lam lũ, tất bật, kham khổ lúc nào cũng tiết kiệm với bản thân. Trước đây, quần áo thay đổi theo thời trang nhưng giờ cả năm không mua thêm một bộ đồ mới, chị cũng thấy hài lòng. Giờ ra chợ, chị đắn đo trả giá từng mớ rau, lạng thịt, “sợ” vào các shop hàng hiệu, siêu thị đắt tiền. Từ lúc nào, chị “thích” đi chợ cóc, chợ tạm nhiều hơn. Thời chưa lấy chồng, trước khi ra khỏi nhà, chị trang điểm kỹ càng, lộng lẫy. Giờ cả tháng chị không trang điểm cũng là chuyện thường. Ai chê xấu, xộc xệch, chị biện minh đang chăm con nhỏ nên không có thời gian để ý đến bản thân. Nhưng hai đứa con dần lớn lên, chị cũng chẳng sống cho bản thân thêm được chút nào.

Chồng chị thì ngược lại, từ một người đàn ông lúc nào cũng “xộc xệch” giờ có bàn tay vợ chăm chút thì trở nên bảnh bao, phong độ thấy rõ. Ra đường ai cũng khen, bảo chị khéo chăm chồng, điều đó càng “cổ vũ” chị sống “vì chồng” nhiều hơn. Cũng bởi sống “vì chồng” nên chị cũng phải sống “vì nhà chồng”, bởi anh là người “gia trưởng” lúc nào muốn vợ phải phục dịch bố mẹ chồng đến nơi đến chốn.

Chị cứ ngỡ sau mọi hy sinh cho gia đình ấy thì sẽ hái được quả ngọt trong hôn nhân. Nhưng không, chồng chị chán ngấy cô vợ luộm thuộm, đen đúa, gầy gò mà xiêu lòng với một cô gái trẻ. Hôn nhân đầy sóng gió khi chuyện ngoại tình của chồng chị lộ diện. Sau đó là những chuỗi ngày chị níu kéo chồng trong bất lực, đau khổ. Chị vốn dĩ đã tiều tụy nay còn xác xơ hơn. Người vợ hoàn hảo ấy bỗng chốc mất phương hướng trong hôn nhân, để rồi tự dồn bản thân vào ngõ cụt.

Giây phút nằm trong bệnh viện, nghe tiếng khóc nghẹn của hai đứa con, chị như bừng tỉnh. Chị càng tỉnh ngộ hơn khi người chồng vô tâm dửng dưng trước việc vợ suýt mất mạng, còn mỉa mai lại những lời cay đắng. Lá đơn xin ly hôn đơn phương, chị viết khi còn nằm trên giường bệnh và được Tòa giải quyết nhanh chóng.

Chị đứng dậy sau ly hôn nhanh chóng bằng việc học cách yêu bản thân mình hơn. Đó là bài học lớn nhất chị nhận được khi hôn nhân đổ vỡ. Bây giờ thay vì “sợ”, chị lại tự tin bước vào các shop thời trang đắt tiền, tìm cho mình một bộ cánh phù hợp. Chị cũng chẳng làm việc đến mức “bán mạng” như trước mà biết sắp xếp thời gian để tham gia các lớp thể dục thẩm mỹ, đến spa chăm sóc sắc đẹp. Con cái, thay vì hy sinh làm hết mọi việc cho chúng, chị dạy con tự lập hơn. Cũng vì tự lập, tự làm mọi thứ nên chúng biết thương và chăm sóc lại mẹ, một điều mà trước đây chị chưa từng được đón nhận.

Sống “vì chồng vì con” là bản chất của đa số phụ nữ. Nhưng đôi khi cái sự “vì” thái quá ấy lại không mang đến cho họ hạnh phúc mà còn tạo nên những bất hạnh trong hôn nhân. Chị bảo từ khi biết yêu bản thân, cuộc sống hạnh phúc hơn. Ly hôn là cú vấp ngã đau đớn trong cuộc sống, nhưng nó mang lại cho chị một bài học lớn. Bởi nếu không thì chẳng bao giờ chị biết đến giá trị đích thực của bản thân mình và biết quý trọng nó.

THU VÂN

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.