Kiểm soát chồng bao nhiêu thì đủ?

Chia sẻ

Chúng em đang chuẩn bị làm đám cưới. Em và anh ấy đều có công việc ổn định, thu nhập khá. Từ ngày thông báo việc kết hôn, em thường xuyên nhận được nhiều lời khuyên của người thân và bạn bè. Họ khuyên em, cưới xong phải kiểm soát chồng thật chặt.

Kiểm soát chồng bao nhiêu thì đủ? - ảnh 1 (Ảnh: minh họa)

Chúng em đang chuẩn bị làm đám cưới. Em và anh ấy đều có công việc ổn định, thu nhập khá. Từ ngày thông báo việc kết hôn, em thường xuyên nhận được nhiều lời khuyên của người thân và bạn bè. Họ khuyên em, cưới xong phải kiểm soát chồng thật chặt. Nào là phải kiểm soát hết thu nhập, kiểm tra kỹ các mối quan hệ đồng nghiệp của chồng. Hàng ngày phải kiểm soát thời gian chồng đi làm, giờ giấc đi quan hệ công việc bên ngoài thế nào, với ai…

Bố mẹ em còn lấy dẫn chứng việc chị gái em không kiểm soát chồng chặt nên chồng mới đi ngoại tình, mang tiền mua nhà cho bồ nhí bên ngoài. Kết quả hôn nhân đổ vỡ. Em phải nhìn vào đó mà rút ra bài học cho mình sau khi kết hôn. Vì đàn ông ngày nay dễ sa ngã với những phụ nữ hư hỏng bên ngoài.

Nhưng bên cạnh đó, em cũng nghe nói nếu mình kiểm soát chặt quá, hôn nhân cũng không hạnh phúc. Vậy theo Tâm Giao, em nên kiểm soát chồng bao nhiêu thì đủ để hôn nhân được hạnh phúc như mong muốn?

Hoangha95@gmail.com

Khi xây dựng hôn nhân, mỗi người chồng, người vợ cần phải xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Đó là phải thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình, công việc nuôi dạy con cái. Nếu mỗi người đều làm tốt nghĩa vụ của mình thì sẽ không có chuyện kiểm soát lẫn nhau.

Thực tế cho thấy, hôn nhân sẽ bất cập khi một bên bị bạn đời kiểm soát mọi thứ trong cuộc sống. Bởi dù là chồng hay vợ đều không phải là rô bốt để chúng ta lập trình, kiểm soát mọi hành động của họ trong cuộc sống, trong công việc và các mối quan hệ xã hội khác. Người chồng cũng không phải là đứa trẻ để vợ muốn thế nào thì phải làm theo thế ấy. Mọi sự kiểm soát dù ít hay nhiều đều khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt, nảy sinh những hành vi, suy nghĩ tiêu cực, ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng.

Do đó, bạn không cần phải kiểm soát chồng giống như lời mọi người khuyên. Sau khi kết hôn, vợ chồng bạn hãy thống nhất với nhau một vài nguyên tắc trong cuộc sống hôn nhân. Ví dụ về kinh tế, quỹ chung của gia đình do ai nắm giữ. Mỗi người có trách nhiệm đóng góp vào quỹ chung đó như thế nào. Sau thời gian dành cho công việc, vợ chồng sẽ dành cho gia đình ra sao, chia sẻ việc nhà, hỗ trợ nhau trong việc đối nội, đối ngoại hai bên bố mẹ ra sao. Khi có con, vợ chồng sẽ có trách nhiệm trong việc nuôi dạy, chăm sóc con hàng ngày thế nào… Khi mọi việc được cụ thể hóa, mỗi người nghiêm túc thực hiện hành hôn nhân sẽ hạnh phúc.

Việc kiểm soát chỉ xuất hiện khi vợ chồng mất niềm tin lẫn nhau, hoài nghi về những mối quan hệ của đối phương bên ngoài. Bấy giờ, hôn nhân đã có vết rạn, việc kiểm soát ấy chỉ khiến cho vết rạn rõ hơn. Đàn ông khi đã đối xử tệ với vợ thì đó không còn là đàn ông tốt. Việc quản một người đàn ông không tốt với mình thì cũng chẳng có nghĩa lý gì. Còn, đàn ông khi đã yêu vợ thì không cần bạn phải quản, họ sẽ biết cách làm một người chồng tốt.

Vì thế sẽ không có câu trả lời về việc quản chồng bao nhiêu là đủ để hôn nhân hạnh phúc. Bạn hãy làm một người vợ tốt khiến chồng lúc nào cũng yêu thương, muốn bảo vệ, muốn chăm sóc hàng ngày thì sẽ không bao giờ phải nghĩ đến chuyện phải quản chồng.

TÂM GIAO

Tin cùng chuyên mục

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

Chúng ta vẫn là vợ chồng nhé

(PNTĐ) - Chiều dần buông. Ông Hòa ngồi thẫn thờ nhìn ra con đường nhỏ quanh co. Nơi đó, ông như thấy bóng dáng của người vợ tần tảo mỗi chiều đi chợ bán rau về trên chiếc xe đạp cà tàng. Chiếc xe với sự lo toan của bà đã thay ông nuôi đàn con trưởng thành.
Xe ôm “ông nội”

Xe ôm “ông nội”

(PNTĐ) - 4 đứa cháu ra đời khiến ông bà quay như chong chóng trong khi trước đó ông bà tuyên bố “con ai người đó lo, ông bà chỉ chơi chứ không chăm cháu”.
Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

Khi cha mẹ đẩy con vào... bi kịch

(PNTĐ) - “Chồng ngã vợ nâng, đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại…” là phương châm sống của một số người chồng, người vợ bị bạn đời phản bội. Họ hi vọng, với sự vị tha, độ lượng của mình sẽ thức tỉnh người u mê, lầm lỗi, cho họ một lối về tránh gia đình đổ vỡ. Tuy nhiên, không phải người chồng, người vợ nào cũng biết thức tỉnh trước sự vị tha của người bạn đời.