Kinh nghiệm bảo vệ con trên mạng

Bài và ảnh: Trung Thu
Chia sẻ

(PNTĐ) - Chị Lê Thị Hồng hiện là Chủ tịch Hội LHPN phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, đồng thời cũng là mẹ của 2 bé gái Bông 6 tuổi và Chíp 5 tuổi. Mặc dù hai con còn nhỏ, nhưng chị đã rất quan tâm giữ an toàn cho các con khi tham gia không gian mạng.

Kinh nghiệm bảo vệ con trên mạng  - ảnh 1
Chị Hồng cùng hai bé Bông và Chip vào mạng.

Chị Hồng cho biết, chị luôn đặt ra các quy tắc khi con sử dụng mạng. Đó là sau mỗi buổi từ trường mẫu giáo về nhà, chị cho phép hai con được truy cập vào một số trang Internet về giáo dục, trò chơi lành mạnh, học ngoại ngữ phù hợp với lứa tuổi của con như phim hoạt hình jojo, wolfoo, Nastya và phần mềm học tiếng Anh Monkey junior.... Tuy nhiên, mỗi con chỉ được truy cập trong vòng 30 phút, sau đó phải tắt máy để dành thời gian cho các hoạt động khác như chơi đồ chơi, đọc sách, trò chuyện với bố mẹ, giúp bố mẹ làm các công việc phù hợp... Nếu con không tuân thủ thì sẽ trừ vào giờ truy cập mạng của ngày hôm sau.

Lúc đầu, các bé chưa quen, sẽ thấy khó chịu nhưng dần dần, Bông và Chip đều hình thành nền nếp, rất chủ động và tự giác tuân thủ quy định. Việc giới hạn giờ vào mạng theo chị sẽ giúp các con tránh bị nghiện mạng.

Nhiều lúc cũng rất bận rộn, nhưng, chị Hồng không bao giờ “thả” con với máy điện thoại, Ipad để mình rảnh tay lo việc. Ngay cả khi đang nấu cơm còn con đang được vào mạng bên ngoài, chị vẫn để ý quan sát xem con vào mạng có được an toàn không. Đã có lần, chị nghe thấy âm thanh cãi lộn, đấm đá phát ra từ thiết bị điện tử nên đã kịp thời nhắc con chuyển kênh. 

Chị Hồng cũng thường dành thời gian cùng ngồi truy cập Internet, cùng xem các video với các con của mình. Bằng cách đó, chị có thể tìm hiểu được nội dung video và sở thích của con để định hướng kịp thời. 

Tuy nhiên, theo chị, cách tốt nhất vẫn là cha mẹ giáo dục, trang bị kỹ năng chọn lọc thông tin cho con khi vào mạng Internet. Chị thường dạy các con trang web, hình ảnh, video nào là xấu, không phù hợp, con không nên xem. Một cách thức nữa của chị là để hai con tự giám sát, nhắc nhở nhau. Vì vậy, khi bé Bông thấy Chip xem clip, video không tốt thì có thể nhắc em ngay hoặc là báo cho mẹ biết và ngược lại. 

Trong bối cảnh bùng nổ của Internet, tại nhiều gia đình, các thành viên bị cuốn vào mạng nên bị giảm thời gian giao tiếp, quan tâm đến nhau ngoài đời thực. Hai vợ chồng chị làm gương cho con bằng cách chỉ sử dụng điện thoại khi cần thiết. Vì thế, hai bé cũng vẫn rất gắn bó với mẹ trong cuộc sống. Các bé thường hay chia sẻ, tâm sự với mẹ và nhờ mẹ giúp đỡ khi gặp khó khăn gì đó.  

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phòng tránh hiểm họa từ sexting

Phòng tránh hiểm họa từ sexting

(PNTĐ) - Trong thời đại số hóa, những hành vi từng được coi là riêng tư hay cấm kỵ đã và đang hiện diện công khai hơn bao giờ hết trên không gian mạng. Một trong số đó là sexting - hành vi gửi, nhận hoặc chia sẻ các nội dung có yếu tố tình dục qua thiết bị điện tử. Điều đáng nói là hành vi này không còn là “chuyện của người lớn” mà ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ vị thành niên.
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.