Lấy chồng... "làm cảnh"

Chia sẻ

Phụ nữ vẫn mong lấy chồng để cậy nhờ, nương tựa, chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống. Nhưng thực tế, có không ít chị em phụ nữ chấp nhận lấy chồng chỉ để …“làm cảnh”.

Chị Ngoan có sạp vài ở một chợ lớn của Hà Nội. Học xong lớp 12, bố mẹ cho chị một ít vốn, mở cửa hàng riêng để buôn bán. Bởi cả gia đình chị mấy đời theo nghề kinh doanh, cuộc sống rất dư giả. Ngay từ ngày còn đi học, bà nội, bà ngoại, mẹ, các dì của Ngoan đã dạy chị “phi thương bất phú”. Sinh ra trong gia đình có “truyền thống buôn bán”, bản tính lại nhanh nhẹn, tháo vát, bên chỉ mấy năm chị Ngoan đã có vốn liếng kha khá. Một phần chị đầu tư cho trường vốn, một phần chị mua vàng cất đi phòng khi cơ nhỡ, một phần chị chơi họ với chị em cùng buôn bán, định bụng sẽ mua nhà.

Năm 24 tuổi chị Ngoan gặp một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học Luật, quê ở tỉnh xa. Cho đến giờ chị vẫn nghĩ mãi không biết tại sao một vùng đất nghèo khó, nắng gió như vậy lại sinh ra một chàng trai trắng trẻo, tươi tắn, ăn nói có duyên, đẹp trai đến như anh ấy. Làm quen với anh chàng sinh viên ấy, lòng Ngoan vẫn lo lắng, mặc cảm, chỉ sợ anh ấy chê mình là “dân chợ búa”.

Anh chồng lười biếng bao nhiêu năm nay vẫn thích ăn ngủ hơn làm để phụ giúp vợ conAnh chồng lười biếng bao nhiêu năm nay vẫn thích ăn ngủ hơn làm để phụ giúp vợ con (Ảnh: minh họa) 

Nào ngờ, anh chàng thư sinh đẹp trai ấy lại mê mẩn cái cửa hàng “hái ra tiền” của Ngoan, ngất ngây khi nghe Ngoan nói về số tiền, số vàng và số vốn cô đang có. Hình như họ đến với nhau vì duyên trời định, cả hai cần ở nhau, bù đắp những gì mỗi bên thiếu thốn. Họ cưới nhau ngay sau khi anh chàng ấy tốt nghiệp đại học, rời bỏ ký túc xá, anh xách va ly về thẳng căn nhà Ngoan mới mua để cưới chồng.

15trôi qua, anh chàng ấy vẫn là "anh sinh viên" mới ra trường chưa có việc làm. Mọi chi tiêu cho cuộc sống của gia đình, gồm hai vợ chồng và hai đứa con, đều do tay Ngoan làm ra. Đang khó khăn, nghèo đói, bỗng dưng trở thành chồng của “chị chủ sạp vải”, chồng Ngoan chẳng muốn làm gì. Không bạn bè, không thú vui, chỉ thích ngồi một mình uống bia và xoa bụng. Anh ta  không muốn ra chợ hòa nhập với chị em buôn bán là bạn hàng của Ngoan. Anh ta cũng ít giao lưu với đám anh chị em của cô, bởi họ hay nói thẳng rằng: “Chú lấy cô Ngoan như chuột sa chĩnh gạo”. Anh ít về quê vì mọi người hay hỏi vay tiền, xin tiền vì nghĩ anh là “đại gia Hà Nội”. 

Ngoan cũng không quan tâm đến chồng lắm vì bận công việc, thỉnh thoảng mới nhờ anh ấy chở sang chợ Ninh Hiệp mua bổ sung ít quần áo hay vải vóc cho khách. Tâm sự với chị em bạn bè, Ngoan nói bỗ bã, nhưng rất thật: “Nuôi lão này chỉ để làm cảnh thôi, nhưng cũng được hai việc, một là coi nhà, hai là thỉnh thoảng … "yêu" cho đỡ mệt!”.

Tương tự, chị Khuyên ở Mỹ Đình thì cười nhạt khi mọi người khen chị  lấy được chồng là tiến sĩ. Chị còn nói vui rắng: “Ai thích tớ đổi cho đấy, tự nhiên giờ lại thích một ông chồng chạy xe ôm cũng được, nhưng làm việc gì ra việc ấy. Ông tiến sĩ nhà tớ làm chẳng cái gì ra cái gì, chỉ được hai việc là đi viếng đám ma và mừng đám cưới thì ăn nói giỏi”.

 Đang là vùng quê trồng rau muống, bỗng dưng một ngày làng chị được lên phố, xã chị thành phường. Sân vận động quốc gia Mỹ Đình xây dựng, đường xá mở rộng thênh thang, đèn đường kéo về sáng trắng cả đêm, ao rau muống bị thu hẹp, bị lấp để bán. Nhà có hai anh chị em, cậu em út là kỹ sư trong Sài Gòn, chỉ còn Khuyên là chị gái ở cùng bố mẹ. Xã lên phường, ao thu hẹp, nên Khuyên cũng bỏ mất nghề trồng rau muống. cái ao lấp đi, bó mẹ bán bớt nửa sào đất, cho Khuyên xây dựng một dãy nhà cấp bốn cho sinh viên và công nhân thuê.

Trong số khách thuê trọ nhà Khuyên có một anh học cao học, đang có học để thành tiến sĩ. Thấy anh hiền lành, sống giản dị, ăn nói lễ phép, thỉnh thoảng xin chịu tiền nhà một vài tháng, tự nhiên Khuyên thấy thương. Hôm nào có món gì ngon ngon, Khuyên hay giấu bố mẹ đem cho anh tiến sĩ. Khi thanh toán tiền nhà, cô hay bớt cho anh một đôi trăm để có tiền chè thuốc. Có hôm Khuyên thui dọn cả đống quần áo của anh đem về bỏ vào máy giặt nhà mình giặt hộ anh, bởi hình như xà phòng anh cũng tiết kiệm, nên ít giặt quần áo. Chỉ có thế mà anh ta cảm động.

Mang danh lấy chồng làm tiến sĩ nhưng cô chưa bao giờ được cầm một đồng lương anh mang về, mà vẫn phải một mình cáng đáng tất cả.Mang danh lấy chồng làm tiến sĩ nhưng cô chưa bao giờ được cầm một đồng lương anh mang về, mà vẫn phải một mình cáng đáng tất cả. (Ảnh: minh họa) 

Một hôm anh ta nắm tay Khuyên khen khuyên tốt bụng, dễ thương, anh ta ước có người vợ đảm đang như cô, giúp anh ta mọi việc để anh ta yên tâm nghiên cứu đề tài. Tưởng anh ta tán tỉnh vu vơ, nào ngờ anh ta muốn lấy Khuyên thật. Lúc đầu, cô ngại, bảo cô không xứng với anh là người học cao, nhưng rồi anh ta cứ nói là làm, đưa ngay bố mẹ anh ở quê lên gặp bố mẹ Khuyên, “xin phép cho hai cháu đi lại”. Thấy gia đình anh cơ bản, bố mẹ là người quê chân chất, giống nhà Khuyên, lại thấy anh ta chân thành muốn cưới vợ thực sự, Khuyên đành chấp nhận, nghe theo mọi điều anh ấy bàn tính.

Bẵng đi chục năm, nhà của vợ chồng Khuyên đã thành biệt thự, chồng cô đã là tiến sĩ, giảng dạy ở một trường đại học. Anh chồng hiện nguyên hình một người đàn ông gia trưởng, lười làm việc nhà, thích ăn ngon mặc đẹp, thích có kẻ phục dịch, khen ngợi, ca tụng, thích hưởng thụ. Chưa bao giờ Khuyên biết đồng lương của chồng là bao nhiêu, chị tự lo liệu mọi chi tiêu của gia đình. Thế nhưng thỉnh thoảng anh ta lại vợ đưa 30 triệu góp quê xây nhà thờ tổ, hôm thì đòi lấy 20 triệu cho cô em gái ở quê cưới chồng, bất cứ lúc nào cũng có thể sai vợ đưa tiền để lo việc, đãi thầy, đãi đồng nghiệp.

Phải sống nhờ vợ như thế, nhưng cứ mở miệng anh ta bảo vợ là “đồ ngu”, đồ ít học, dân nửa quê nửa tỉnh. Ngoài hai lần ngủ với nhau có con, còn những lần anh ta dành cho Khuyên chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ban đầu tưởng chồng có bồ bịch, trai gái, nên ít yêu vợ. Nghiên cứu kỹ, Khuyên thấy anh ta là người ít nhu cầu và cũng chẳng khỏe mạnh gì. Anh thường ôm máy tính đến khuya, làm việc và xem phim trên mạng.

Nhiều đêm Khuyên nằm cô đơn, nước mắt trào ra, nhưng nỗi niềm của cô ai thấu hiểu. Cô ao ước có anh chồng ít học nhưng rất đàn ông, để cô được sống như một người đàn bà thực sự, được khát khao, được bù đắp, yêu thương. Nghĩ mãi, cô tặc lưỡi bảo: “Thôi đành chấp nhận, có chồng để làm cảnh, còn hơn không có chồng”. Vậy là từ đó, cô xác định lấy chồng để "làm cảnh" thay vì được nương tựa, hay trở thành trụ cột gia đình như chồng của người ta.

                                                                                                                           THU THẢO

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.