Mẹ cho con bú nơi công cộng: Nên hay không ?

Chia sẻ

Mới đây, câu chuyện bà mẹ cho con bú nơi công cộng bị cộng đồng mạng “chê trách” đã tiếp tục dấy lên câu hỏi: Ủng hộ hay phản đối việc người mẹ thực hiện thiên chức cho con bú nơi công cộng?

Một facebooker chia sẻ hình ảnh cho con bú nơi công cộng được chồng chụp với niềm tự hào (Ảnh:PN)Một facebooker chia sẻ hình ảnh cho con bú nơi công cộng được chồng chụp với niềm tự hào (Ảnh:PN)

Thùy Dương (27 tuổi, ở quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) có hai con trai 3 tuổi và 1 tuổi. Chị đưa hai con đến khu công viên nước chơi và câu con trai nhỏ bắt đầu khóc vì đói. Dương choàng một chiếc khăn lớn qua con và bắt đầu cho bé bú, cậu nhóc nín ngay. Dương cho rằng, bú mẹ đôi khi chẳng khác gì “thần dược” cho cơn đói hay thậm chí là cả cơn ăn vạ của con. Con nhỏ biết gì nhịn, cứ thèm bú mẹ thì khóc thôi. Không chỉ cho con bú tại nơi công cộng, Dương cũng không ngần ngại vắt sữa tại nơi làm việc, cho con bú trên máy bay, giữa bãi biển… cùng với tấm khăn nhỏ che kín đáo.

Nhưng không phải ai cũng “mạnh dạn” như Dương. Một phần vì các bé con của họ khá ngoan, dễ dỗ dành, nhưng cũng một phần là bởi các bà mẹ trẻ sợ sệt sự đánh giá của người khác. Kim Ngân (26 tuổi, nhân viên truyền thông, quận Hà Đông) có con trai 8 tháng tuổi kể rằng trong một chuyến du lịch, đang đi trên đường phố thì con trai khóc đòi bú, nhưng cô không dám vạch áo cho con bú ngay, dù bên đường có sẵn ghế đá dưới những bóng cây râm mát. Cô cùng chồng tìm xung quanh một trung tâm thương mại hoặc nhà vệ sinh công cộng để ngồi cho con bú cho kín đáo.

Mạng xã hội từng có bức ảnh một người mẹ vén váy cho con bú tại ghế chờ sảnh bệnh viện. Phần đông cư dân mạng vào ném đá, cho rằng đó là hình ảnh phản cảm. Nhưng số khác cho rằng, hành động ấy của người mẹ là hoàn toàn có thể hiểu và thông cảm. Lòng tự trọng, xấu hổ ai mà chẳng có, nhưng vì con đôi khi nén chặt xuống.

Cũng từng có một clip so sánh phản ứng thực tế của người qua đường khi nhìn thấy 2 người phụ nữ: 1 người mẹ lộ ngực đang cho con bú và 1 cô gái ăn mặc hớ hênh “khoe” vòng một. Trong khi cô gái nhận được ánh mắt trầm trồ từ người khác, thậm chí nhiều người đàn ông còn lại gần đong đưa, tán tỉnh thì phía bên người mẹ lại phải nhận ánh mắt chỉ trích: “Thật kinh khủng!”, “Về nhà/Ra chỗ kín kín mà cho con ti”... như thể chị ấy đang làm điều gì phạm pháp.

Bác sỹ Nguyễn Công Định, Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho rằng: Những người tích cực ném đá ấy chắc chưa bao giờ phải chịu đựng tiếng con khóc dai dẳng, khóc đến lạc cả giọng mà không có cách vỗ về nào khác bằng bú mẹ. Họ không biết trong giây phút con bú, nín khóc, dần dần bình yên trở lại. Đó là một sự biến đổi tâm lý rất kỳ diệu của cả mẹ và con.

Chuyên gia tâm lý Nguyễn Đình San bày tỏ: Giữa một việc thiêng liêng, thể hiện hạnh phúc của người mẹ và một hình ảnh phản cảm là giới hạn rất mong manh. Người mẹ có thể chọn một chiếc khăn mỏng, hay trang phục phù hợp khi ra đường, giống như ngày xưa các bà, các cụ hay lấy nón lá để che, để có thể cho con ti bất cứ lúc nào con cần mà mẹ chẳng còn phải lo lắng vì sự hớ hênh nữa.

Theo khảo sát của CNN, ở Hàn Quốc, phụ nữ thường không cho con bú ở nơi công cộng. Họ sẽ bơm, vắt sữa ở nhà bỏ vào bình sữa và cho con bú bằng bình. Họ “sợ bị đánh giá không chuyên nghiệp” nếu để lộ hình ảnh cho con bú trực tiếp. Phụ nữ Nhật Bản thường ở nhà suốt thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu ra ngoài, họ cũng cho con uống bình. Còn ở Đài Loan, từng có tranh cãi về việc có nên ra luật bảo vệ các bà mẹ cho con bú khỏi bị kỳ thị tại nơi làm việc hay không.

Hãy để người mẹ được tự hào thay vì lén lút sợ hãi, để được chọn cho con bú thay vì xấu hổ. Phụ nữ có quyền cho con bú, không chỉ khi ở trong nhà họ.

Thực tế, điều tưởng chừng “nhỏ nhoi” và đặc quyền như cho con bú ở nơi công cộng, với nhiều phụ nữ, vẫn còn là thử thách.

 Mai Chi

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

Những kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em mà cha mẹ cần dạy cho con

(PNTĐ) - Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em là việc mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng nên thực hiện càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn cho trẻ. Rất nhiều vụ việc cáo buộc xâm hại trẻ em đã xảy ra có lẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho rất nhiều bố mẹ và toàn thể xã hội về vấn nạn này.
Chị chồng ở nhà bên

Chị chồng ở nhà bên

(PNTĐ) - Căn hộ nhà chị Huyền ngay sát vách, mẹ chồng bảo: "Vợ chồng trẻ ở gần chị gái, tiện nhờ cậy nhau". Lúc đó, Linh thấy hợp lý, nhưng sống gần nhau rồi cô mới thấy nhiều điều phức tạp.
Nhà có hai con gái

Nhà có hai con gái

(PNTĐ) - Ngày đó, khi sinh ra chị Bơ là con gái, mẹ đã thầm nghĩ: “Không sao, vẫn còn... 1 suất sinh nữa”. Nhưng đến khi có thêm em Bắp cũng là... con gái, thì mẹ từng cảm thấy hụt hẫng trong lòng.