Năm mới của con… trông sẽ như thế nào?

Chia sẻ

PNTĐ-Mong ước gia đình hạnh phúc là những giấc mơ được các em nhỏ thể hiện trong các bức tranh trong cuộc thi vẽ dành cho thiếu nhi với chủ đề "Năm mới của con sẽ như thế nào?".

 
Những giấc mơ của trẻ nhỏ
 
Cuộc thi vẽ tranh dành cho trẻ em từ độ tuổi 4 – 11 tuổi này do doanh nghiệp xã hội Tò he, Trung tâm sáng tạo và phát triển cộng đồng Life Art, Trung tâm Bé Thông Minh và tạp chí Cầu Vồng phối hợp tổ chức (từ ngày 21/1-29/3/2013). Các em nhỏ thỏa sức thể hiện những mong muốn của mình trong năm mới vào những bức tranh để những người thân yêu biết và “có cơ hội thực hiện nó”.
 
Năm mới của con… trông sẽ như thế nào? - ảnh 1
Cuộc sống trong những bức tranh của trẻ được tái hiện sinh động,
nhiều màu sắc
 
Qua lăng kính trong sáng của trẻ, cuộc sống được tái hiện sinh động, nhiều màu sắc. Đó là giấc mơ giản dị được sống trong một ngôi nhà mới có đầy đủ bố mẹ của những đứa trẻ bị bỏ rơi đang nương nhờ mái ấm cửa Phật của cô bé Linh (Chùa Bồ Đề), ước mơ có một khu chợ Tết với nhiều trò chơi mà cả bố mẹ, ông bà và các bạn cùng nhau tham gia (Bảo Ngân), đến những giấc mơ bay vào thế giới vũ trụ, cuộc phiêu lưu trên mây trong năm mới, đi thăm cuộc sống trên mặt trăng… của các bạn TT nuôi dưỡng người già và trẻ mồ côi Thụy An (Ba Vì)…
 
Bạn Nguyễn Thị Giang bị khuyết tật vận động với đôi chân yếu ớt, các ngón tay co rút, cử động khó khăn. Bức tranh của Giang là một sân khấu lộng lẫy với rất đông khán giả chăm chú lắng nghe cô gái nhỏ bé trong bộ váy áo rực rỡ đang hát.
 
Đức là trẻ tự kỷ nhưng rất thích vẽ tranh và khả năng phân biệt màu sắc khá tốt. Các bức tranh của Đức đều sinh động về màu sắc và thường chia thành những màu nền khác nhau. Bức tranh “Đi tắm biển cùng gia đình vào dịp hè” của Đức được nhắn nhủ đến bố mẹ trong năm 2013.

Mẹ cùng con gửi mơ ước vào tranh
 
Bé Moon (Trịnh Khánh Linh, 5 tuổi, Trường Mầm non Nhật Tân) được mẹ cho đi học vẽ ở trung tâm và sớm say mê với môn học này. Moon thích vẽ tranh tặng bố mẹ dịp sinh nhật.  Mỗi lần Moon vẽ, chị Phùng Đỗ Diễm đều khuyến khích và tham gia góp ý cho con.
 
Mỗi bức tranh của bé Moon là góc nhìn cuộc sống: Em vẽ chân dung bố mẹ đang hạnh phúc, vẽ những chiếc xe hoa ở đầu đường Lạc Long Quân, bạn bè chơi ở trường, đi chùa trong năm mới, chuyến du lịch hè hay ước mơ năm mới sẽ học giỏi hơn… Qua những bức tranh của con, chị Diễm hiểu mong muốn, sở thích và cách con nhìn cuộc sống hằng ngày. “Đôi khi người lớn hay áp đặt suy nghĩ của mình vào con cái mà quên rằng, trẻ con có một thế giới sinh động đầy màu sắc, đầy ắp ý tưởng. Thông qua những bức tranh của con, tôi hiểu con đang nghĩ gì, mong ước gì. Có những cái, hai vợ chồng tôi nhìn tranh rồi tạo bất ngờ cho con bằng cách thực hiện ước mơ đó. Lúc nào gia đình tôi cũng ăm ắp niềm vui”.
 
Thấy con trai say mê vẽ, chị Lê Quỳnh Thiệp (Tuy Phước, Bình Định) khuyến khích và gửi 3 bức tranh của con trai là Lê Bá Đắc (9 tuổi) tham dự cuộc thi.  Mỗi bức tranh của Đắc đều gửi gắm những ước mơ của em.  Bức tranh “Bà ngoại em”, Đắc viết: “Cháu rất thích bà ngoại nên đã vẽ chân dung bà vào năm 2013. Bà ngoại năm nay đã gần 70 tuổi, rất hiền và thương cháu lắm. Cháu mong ngoại sống thật lâu – đến gần 100 tuổi để cháu được nghe những câu hát của ngoại. Năm nay, cháu chúc bà luôn vui vẻ, khỏe mạnh và dạy cháu hát…”. Chị Thiệp bảo: “Mỗi lần hoàn thiện bức tranh nào, Đắc cũng khoe với cả nhà. Nhìn tranh của con, tôi cảm nhận tâm hồn trong sáng và trưởng thành trong suy nghĩ của con”.
 
Chị Nguyễn Thanh Thúy, cán bộ chương trình – doanh nghiệp xã hội Tò he chia sẻ:  “Hội họa giúp phát triển khả năng sáng tạo và ý tưởng của các em nhỏ. Thông qua những bức tranh, người lớn càng hiểu hơn về tâm hồn và những mơ ước của trẻ nhỏ. Sáng tạo cũng là một trong những hình thức quan trọng nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa thực sự nghĩ rằng nó có thể làm được điều gì đó bổ ích cho trẻ nhỏ. Qua đó bố mẹ có thể hiểu con để rồi có những phương pháp dạy con hiệu quả hơn”.

Hồng Nhung

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.