Nhiều hệ lụy khi người trẻ lựa chọn kết hôn muộn

HỒNG NHUNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Đầu tư để hoàn thiện bản thân và đợi đến lúc gặp đúng người, đúng thời điểm mới kết hôn, tìm kiếm hạnh phúc gia đình là quan niệm của nhiều bạn trẻ ngày nay. Để rồi thay vì an cư lạc nghiệp, người trẻ có xu hướng né tránh hoặc trì hoãn kết hôn.

Nhiều hệ lụy khi người trẻ lựa chọn kết hôn muộn - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trăm ngàn lý do trì hoãn kết hôn 

Hồi còn trẻ, chị M, 37 tuổi ở Long Biên cũng đã có một mối tình kéo dài 2 năm. Sau khi chia tay tình đầu, chị lao vào công việc để vùi lấp nỗi buồn, đổ vỡ ấy. Mỗi ngày, chị làm việc 8 tiếng ở cơ quan, cuối tuần, chị học thêm các môn bổ trợ như tiếng Anh, tiếng Trung. Vài năm sau, chị tiếp tục đăng ký học lên ngành luật. Dành nhiều thời gian cho công việc, phát triển bản thân, chị đạt được một số thành tựu và không còn nghĩ đến chuyện yêu đương. Thế nhưng đến khi đã ngoài 30 tuổi, chị mới giật mình nhìn lại cuộc sống độc thân của mình.

Chị cho biết, ở tuổi này chị đã thử mở lòng để tìm hiểu một vài mối do bạn bè, đồng nghiệp giới thiệu nhưng vẫn chưa thấy ai “ưng mắt”. “Bây giờ, tôi mới thấm thía nỗi cô đơn. Sống một mình trong thành phố, có những ngày nấu một bữa cơm thịnh soạn nhưng không có người ăn cùng. Bạn bè tối đến về bên gia đình còn mình thì cô đơn lẻ bóng. Những ngày lễ Tết hay hội họp, nhìn cảnh bạn bè con bồng con bế mà ao ước. Chưa kể, tôi luôn cảm thấy có lỗi vì sự ích kỷ của mình khiến bố mẹ đã ngoài 70 tuổi phải lo lắng cho con gái" - chị M tâm sự.

Với V.Đ.T, 28 tuổi, đến từ Nghệ An, cuộc sống với xu hướng xê dịch khiến T “tốn” khá nhiều thời gian và tiền bạc. Đến nay, với suy nghĩ vẫn chưa mua được nhà, chưa có tiền tích lũy, T vẫn còn sống độc thân dù đã có người yêu 2 năm nay. Cả T và người yêu vẫn chưa có ý định kết hôn vì… chưa chuẩn bị được tâm lý và vật chất.

Xu hướng kết hôn muộn có thể giúp nhiều bạn trẻ có thời gian phát triển sự nghiệp, hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, việc kết hôn muộn cũng để lại nhiều hệ lụy, nhất là đối với nữ giới. Trường hợp của chị Đ.T.H ở Cầu Giấy, Hà Nội là ví dụ. Chị H lập gia đình khi bước sang tuổi 38 và gặp vấn đề trong việc sinh con. Đã 3 năm trôi qua, vợ chồng chị H vẫn chưa thể có con. Hiện chị H đang làm các biện pháp can thiệp y khoa, mong có một đứa con để kết nối tình cảm vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân. Hay như anh T.V.Q (ở quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), khi anh lập gia đình đã ở tuổi 39. Đến nay ở tuổi 45, khi bạn bè đã nhàn rỗi vì con đã lớn, anh vẫn đang trong cảnh “cha già, con mọn”. 
Kết hôn muộn: Lợi bất cập hại
Theo Tổng cục Thống kê, độ tuổi kết hôn trung bình của người Việt đã tăng liên tục trong những thập kỷ qua. Từ mốc 24,4 tuổi năm 1989 lên 27,9 vào năm 2020. Cá biệt, một số thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, độ tuổi kết hôn trung bình của nam giới đã xấp xỉ 30.

Từ góc nhìn của xã hội học, việc kết hôn và sinh con muộn gây ra nhiều hệ lụy cho xã hội. Tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu thanh niên cho biết, theo quan niệm truyền thống, nam nữ đến tuổi trưởng thành phải dựng vợ, gả chồng. Khi đã lập gia đình, vợ chồng phải sinh con. Bởi mục tiêu của các gia đình (nhất là trong nền văn hóa phương Đông), việc sinh con là tất yếu để duy trì nòi giống, có người thờ phụng.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tư tưởng, quan niệm truyền thống dường như ít chi phối đến suy nghĩ, hành động của người trẻ. Vì thế, các cặp vợ chồng không hướng đến mục tiêu kết hôn, sinh con chỉ để duy trì nòi giống hay nhằm thỏa mãn yêu cầu, kỳ vọng từ phía cha mẹ, dòng họ. Mặt khác, áp lực cơm, áo, gạo, tiền... ngày càng tăng thì dường như việc sinh con vô tình trở thành gánh nặng cho các cặp vợ chồng. Khi chưa chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng cho cuộc sống có con, các cặp vợ chồng sẽ không vội vàng nghĩ đến chuyện này. 

Bên cạnh nguyên nhân trì hoãn kết hôn, trì hoãn sinh con để tận hưởng cuộc sống của một bộ phận người trẻ, chuyện kết hôn với nam giới tại Việt Nam lại càng khó khăn hơn do tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Với tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh như hiện nay và tư tưởng trọng nam, khinh nữ vẫn còn tồn tại, dự kiến, chúng ta sẽ có 1,5 triệu nam giới bị dư thừa do không có đối tượng kết hôn vào năm 2034, và tới năm 2050 sẽ có tới hơn 4 triệu nam giới phải đối diện nguy cơ không lấy được vợ.

Về những ảnh hưởng của xu hướng kết hôn và sinh con muộn có thể xảy đến với bản thân các cặp vợ chồng, tác động đến cơ cấu dân số xã hội, theo Tiến sĩ Tâm lý học Nguyễn Tuấn Anh - Viện Nghiên cứu thanh niên, khi tỷ lệ sinh thấp, quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh hơn và tạo gánh nặng về phúc lợi xã hội. Việc con cái quá nhỏ trong khi bố mẹ đã lớn tuổi cũng gây ra áp lực cho mỗi gia đình trong cả việc chăm sóc con, cũng như chăm sóc người cao tuổi. Đặc biệt trong bối cảnh các gia đình sinh ít con mà các cặp vợ chồng lại trì hoãn việc sinh con thì sẽ tạo áp lực rất lớn, gây ra tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động trầm trọng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế đất nước...

Như vậy, kết hôn sớm hay muộn không còn là câu chuyện của cá nhân nữa mà xét về vĩ mô, điều này gây thiếu hụt nguồn lao động cho xã hội. Quyết định số 558/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng đến năm 2030” cũng khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi. Vậy nên, khi tình yêu đủ chín, hai bên đều thấy cần nhau và biết sống trách nhiệm với gia đình, thì nên nghĩ đến việc kết hôn để cùng tạo dựng một gia đình hạnh phúc. 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Hiến kế giữ gìn đạo hiếu

Kỳ cuối: Hiến kế giữ gìn đạo hiếu

(PNTĐ) - Suốt chiều dài văn hoá, đạo hiếu vẫn luôn được người dân Việt Nam xem là nền tảng đạo đức quan trọng trong mỗi gia đình. Mỗi cá nhân có ý thức vun đắp và thường xuyên cho tròn chữ hiếu chính là nền tảng đạo đức để mỗi gia đình và xã hội ngày một tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Kỳ 2: Đạo hiếu trước biến động của xã hội hiện đại

Kỳ 2: Đạo hiếu trước biến động của xã hội hiện đại

(PNTĐ) - Ở không ít gia đình hiện nay, nhiều người con từ chối, lẩn trốn trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ. Thậm chí, có người vì tranh giành tài sản, sẵn sàng mang cha mẹ của mình làm “công cụ” để lợi dụng. Cuốn theo vòng xoáy tiền bạc, tài sản, họ quên mất rằng, những tranh chấp như thế chỉ làm “nồi da xáo thịt”, thiên hạ chê cười, khiến cha mẹ đau lòng ở tuổi xế chiều…
Khủng hoảng tâm lý tuổi “nghỉ hưu”: Hiểu để phòng tránh

Khủng hoảng tâm lý tuổi “nghỉ hưu”: Hiểu để phòng tránh

(PNTĐ) - Buồn bã, cô đơn, tự thu mình, lo ngại mình không còn có ích cho cộng đồng xã hội... Đó là tâm trạng của không ít người, trong đó có phụ nữ cao tuổi khi về hưu. Gia đình đóng vai trò như thế nào để giúp người thân của mình có đời sống tinh thần khỏe mạnh ở tuổi xế chiều... Trao đổi của Báo Phụ nữ Thủ đô với Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Nguyễn Hải Vân (ảnh bên) tại Trung tâm Tâm lý Mindcare.
Kỳ 1: Những tấm gương hiếu hạnh giữa đời thường

Kỳ 1: Những tấm gương hiếu hạnh giữa đời thường

(PNTĐ) - Từ xa xưa, người Việt luôn coi trọng đức tính hiếu thảo trong gia đình. Lòng hiếu thảo là bài học đầu tiên để làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội. Song, ngày nay, đạo hiếu đang đứng trước những nguy cơ, thách thức chưa từng có đến từ những thay đổi cơ bản của xã hội và lối sống của con người trong xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự quan tâm, gìn giữ.
Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai

Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai

(PNTĐ) - Việc học ngôn ngữ thứ 2 không chỉ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn mà còn kích thích sự phát triển toàn diện của não bộ và các kỹ năng quan trọng khác. Dưới đây là cách mà não bộ và cơ thể phản ứng khi trẻ học thêm một ngoại ngữ, cùng với những lợi ích phát triển.