Nhiều vụ việc xâm hại, bạo lực được Hội Phụ nữ lên tiếng

Chia sẻ

Sau 4 năm triển khai Đề án 938, toàn TP Hà Nội có 350.000 phụ nữ được Hội LHPN Hà Nội và các cấp Hội Phụ nữ cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực giới, bạo lực gia đình. Các cấp Hội Phụ nữ đã kịp thời lên tiếng đối với các các vụ việc xâm hại, bạo lực nghiêm trọng nhằm bảo vệ quyền lợp cho phụ nữ và trẻ em…

Tại hội nghị triển khai kế hoạch hoạt động Đề án 938 năm 2022, truyền thông nâng cao nhận thức lồng ghép giới và pháp luật về bình đẳng giới, bà Nguyễn Thị Hiền Thuý, Chánh văn phòng Hội LHPN Hà Nội cho biết: Giai đoạn từ 2018-2021, các cấp Hội đã chủ động tham mưu hoàn thành tốt các nội dung của Đề án 938.

Cụ thể, toàn thành phố có 750.000 hội viên, phụ nữ, cha mẹ có con dưới 16 tuổi được cung cấp thông tin, kiến thức về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật, về giáo dục làm cha mẹ, khả năng, vai trò của phụ nữ trong bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. 100% cán bộ chuyên trách của các cơ quan tham gia triển khai Đề án được bồi dưỡng nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội.

Hơn 350.000 phụ nữ được cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực giới, bạo lực gia đình sẵn sàng lên tiếng trước các hành vi bạo lực. Hàng năm, 100% các vụ xâm hại, bạo lực nghiêm trọng đối với phụ nữ và trẻ em được Hội Phụ nữ kịp thời lên tiếng…

Bà Nguyễn Thị Hiền Thuý, Chánh văn phòng Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghịBà Nguyễn Thị Hiền Thuý, Chánh văn phòng Hội LHPN TP Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

“Đề án 938 đã được UBND thành phố quan tâm, ban hành Kế hoạch, chỉ đạo các ngành phối hợp triển khai thực hiện. Các cấp, ngành đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sáng tạo trong triển khai, tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển.

Hội LHPN Hà Nội và các cấp Hội luôn quan tâm xây dựng và nhân rộng các mô hình mới tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ phù hợp tại các địa bàn đặc thù, địa phương có những vấn đề xã hội bức xúc, chủ động nắm bắt thông tin, vụ việc liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Đồng thời tổ chức tư vấn, hỗ trợ, phối hợp xác minh, lên tiếng kịp thời, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em.

Trong năm 2022, Hội tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao năng lực của Hội Phụ nữ và các cấp Hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, trẻ em…” - bà Hiền Thuý đánh giá.

Nói về các vụ việc bạo lực xảy ra gần đây, bà Nguyễn Thị Kim Hoa, đại diện Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hà Nội cho biết, hàng năm, Trung tâm công tác xã hội của Sở tiếp nhận khoảng 100 ca bạo lực giới, trong đó bạo lực với phụ nữ và trẻ em chiếm gần 80%.

Thời gian gần đây, tình trạng bạo lực nghiêm trọng và phức tạp đã xảy ra, gây hoang mang dư luận, nổi cộm như vụ cháu bé 3 tuổi bị người tình của mẹ đóng đinh vào đầu hiện đang hôn mê ở Thạch Thất, hay bố đánh con trong lúc dạy học ở quận Bắc Từ Liêm...

“Thời gian tới, Sở tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội Phụ nữ và các ngành liên quan, đẩy mạnh tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, đồng thời tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tuyên truyền viên cơ sở trong thực hiện các vấn đề liên quan đến phụ nữ, trẻ em” - bà Hoa nói.

Bà Nguyễn Thị Thuần, Phó Chủ tịch Hội LHPN quận Bắc Từ Liêm cũng khẳng định: Ngay sau khi một số vụ bạo lực, xâm hại trên địa bàn quận xảy ra, Quận Hội và cơ sở đã kịp thời thăm hỏi, có công văn đề nghị cơ quan chức năng giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho phụ nữ, trẻ em. Không những thế, Hội còn triển khai nhiều hoạt động truyền thông liên quan đến nội dung Đề án 938, tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em. Năm 2019, Hội đã thành lập Tổ tư vấn tham gia giải quyết các vụ việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em trên địa bàn quận; duy trì các mô hình phụ nữ bảo vệ pháp luật tại cộng đồng…

Là đơn vị phối hợp thực hiện Đề án 938, đồng chí Trần Văn Đức, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cho biết: Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục phối hợp Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ tổ chức các buổi sinh hoạt hè cho học sinh, phối hợp với phụ huynh trong việc quan tâm, giáo dục, quản lý các em học sinh tại gia đình và nhà trường, tuyên truyền xây dựng gia đình hạnh phúc, thực sự là tổ ấm vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ... “Chúng ta cần quan tâm, sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ bạo lực, xâm hại trong cộng đồng để kịp thời ngăn chặn, không để đến lúc sự việc xảy ra rồi mới giải quyết” - ông Đức đề nghị.

QUỲNH AN

Tin cùng chuyên mục

Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.