Sắc màu của mẹ

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -“Với một người yêu bếp, yêu gia đình như mình, thì chỉ có cách duy nhất là thổi lại lửa cho căn bếp đang lạnh lẽo để gắn kết tất cả, gắn kết các con, chữa lành cho chính bản thân”.

Nhiều bạn bè và những người có chung niềm đam mê nấu nướng trên mạng xã hội biết đến chị Đoàn Thị Kim Dung (làm việc tại ngân hàng nằm trên phường Mỹ Đình, Hà Nội) là một người mẹ rất say mê vào bếp. Món ăn được chị chia sẻ không chỉ trông hấp dẫn mà còn được chị gửi gắm câu chuyện về mấy mẹ con mỗi ngày. Với chị Dung, để có được không khí gia đình như bây giờ, chị phải cảm ơn những đứa con đã vực mình dậy.

Sắc màu của mẹ - ảnh 1
Chị Dung bên đàn con yêu của mình

Gia đình hiện tại là bến đỗ thứ hai của chị Dung, sau một lần đò chưa trọn vẹn. Từng hy vọng từ đây các con sẽ có một mái ấm đúng nghĩa, mình cũng không còn chống chếnh nữa, nhưng biến cố lại đến với chị bằng chứng trầm cảm sau sinh rất nặng. Giữa lúc mất niềm tin vào tất cả, trái tim trống rỗng, hoảng loạn, vẫn thật may khi chị còn chỗ dựa là người bố đã 80 tuổi và các anh chị em. Họ đã cho chị động lực để nuôi đứa con bé bỏng mới sinh.

Và một động lực khác, đặc biệt hơn nhiều. “Đó là một ngày tôi bỗng nhìn thấy Mickey và Mít (hai cháu là con riêng của tôi) gầy gò, ngơ ngác. Hai con chưa kịp hồi phục về chuyện gia đình tan vỡ thì lại phải ngơ ngác chia sẻ tình cảm của mẹ với 1 em bé mới. Thấy vậy tôi đau đớn lắm. Nên tôi quyết tâm thay đổi, quyết tâm dừng uống những viên thuốc trầm cảm, nghĩ đến điều tích cực để mạnh mẽ làm chỗ dựa cho các con”- chị Dung kể.

Mỗi ngày lại qua đi, căn bếp nhỏ ấm áp dần với những món ăn chị Dung nấu cho nhà. “Căn bếp nhỏ như người bạn tâm giao lặng lẽ cùng mình vượt qua những ngày tháng bĩ cực ấy bằng chính tình yêu với các con. Bỏ lại hết giông bão, mình tự nhủ phải cho các con thấy nghị lực của mẹ, tình yêu của mẹ và sự nỗ lực không ngừng của mẹ để bảo vệ gia đình”. Những chiếc bánh ngọt, những bữa cơm gia đình, những món ăn mang “sắc màu của mẹ” được chị Dung mang đến cho đàn con nhỏ.

Sau cơn mưa trời lại sáng. Nhờ những giờ ấm áp và bận rộn trong căn bếp, mà chị Dung đã tự “chữa lành” được căn bệnh trầm cảm tưởng vô phương cứu chữa. Căn bếp đã kéo lại tình yêu thương trong gia đình. Mỗi chiều đi học về, con riêng, con chồng, con chung đều ríu rít và quây quần bên căn bếp nhỏ của mẹ. “Nhưng có lẽ điều làm mình tự hào nhất chính là mình đã làm thành công “chiếc bánh đúc có xương” để mang yêu thương cho tất cả các con”.

Sắc màu của mẹ - ảnh 2
Những món ăn đẹp mắt, thơm ngon chị Dung làm cho các con

Vì thế, chị rất vui khi “ông xã và bọn trẻ nhà mình đều rất “tự hào” về mẹ. Ngày nào mấy mẹ con cũng đều tính xem ngày mai nấu món gì, ăn món gì hay các con thích nấu như nào. Hiếm khi cả nhà phải ra ngoài ăn nhà hàng lắm. Bữa sáng hay bữa tối đều đặn cả nhà ăn tại nhà để đảm bảo vệ sinh cũng như để “thưởng thức” các món ăn mà mẹ thay đổi hàng ngày”- chị Dung cho hay.

Chị tâm sự, muốn giống như mẹ của mình, nấu những món ăn cho các con để sau này khi các con lớn sẽ có ký ức đầy yêu thương và ấm áp về những món ăn mẹ nấu. Có thể đó không phải là những món ăn ngon nhất nhưng sẽ là những món ăn hợp khẩu vị của các thành viên trong gia đình và mang “mùi của mẹ”. Và với một người mẹ “đến sau”, chị tâm niệm, phải bù đắp và nỗ lực hơn người khác để yêu và thương các con một cách công bằng và thành thật nhất. “Nhà mình bây giờ này: con riêng của ông xã, con riêng của mình, con chung sống hoà thuận, đoàn kết và yêu thương nhau cũng như nghe lời bố mẹ. Mỗi con có một cá tính riêng, nhưng mình phải tự nhận là một bà mẹ chiều con lắm. Thế nên ở nhà, mỗi khi bố đi công tác là bọn trẻ kêu lên “zê, zê”. Nhưng mỗi lần mẹ thông báo đi công tác là đứa nào cũng ỉu xìu “ôi, chán”. Mẹ về là từ anh lớn đến em bé nhỏ đều ôm ấp, vồ vập mẹ mãi ấy”, trong ánh mắt của chị Dung long lanh vì hạnh phúc.

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Hiến kế giữ gìn đạo hiếu

Kỳ cuối: Hiến kế giữ gìn đạo hiếu

(PNTĐ) - Suốt chiều dài văn hoá, đạo hiếu vẫn luôn được người dân Việt Nam xem là nền tảng đạo đức quan trọng trong mỗi gia đình. Mỗi cá nhân có ý thức vun đắp và thường xuyên cho tròn chữ hiếu chính là nền tảng đạo đức để mỗi gia đình và xã hội ngày một tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Kỳ 2: Đạo hiếu trước biến động của xã hội hiện đại

Kỳ 2: Đạo hiếu trước biến động của xã hội hiện đại

(PNTĐ) - Ở không ít gia đình hiện nay, nhiều người con từ chối, lẩn trốn trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ. Thậm chí, có người vì tranh giành tài sản, sẵn sàng mang cha mẹ của mình làm “công cụ” để lợi dụng. Cuốn theo vòng xoáy tiền bạc, tài sản, họ quên mất rằng, những tranh chấp như thế chỉ làm “nồi da xáo thịt”, thiên hạ chê cười, khiến cha mẹ đau lòng ở tuổi xế chiều…
Khủng hoảng tâm lý tuổi “nghỉ hưu”: Hiểu để phòng tránh

Khủng hoảng tâm lý tuổi “nghỉ hưu”: Hiểu để phòng tránh

(PNTĐ) - Buồn bã, cô đơn, tự thu mình, lo ngại mình không còn có ích cho cộng đồng xã hội... Đó là tâm trạng của không ít người, trong đó có phụ nữ cao tuổi khi về hưu. Gia đình đóng vai trò như thế nào để giúp người thân của mình có đời sống tinh thần khỏe mạnh ở tuổi xế chiều... Trao đổi của Báo Phụ nữ Thủ đô với Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Nguyễn Hải Vân (ảnh bên) tại Trung tâm Tâm lý Mindcare.
Kỳ 1: Những tấm gương hiếu hạnh giữa đời thường

Kỳ 1: Những tấm gương hiếu hạnh giữa đời thường

(PNTĐ) - Từ xa xưa, người Việt luôn coi trọng đức tính hiếu thảo trong gia đình. Lòng hiếu thảo là bài học đầu tiên để làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội. Song, ngày nay, đạo hiếu đang đứng trước những nguy cơ, thách thức chưa từng có đến từ những thay đổi cơ bản của xã hội và lối sống của con người trong xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự quan tâm, gìn giữ.
Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai

Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai

(PNTĐ) - Việc học ngôn ngữ thứ 2 không chỉ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn mà còn kích thích sự phát triển toàn diện của não bộ và các kỹ năng quan trọng khác. Dưới đây là cách mà não bộ và cơ thể phản ứng khi trẻ học thêm một ngoại ngữ, cùng với những lợi ích phát triển.