Sổ đỏ đứng tên một người có được xem là tài sản chung của hôn nhân ?

Chia sẻ

Cách đây 10 năm, vợ chồng tôi mua được một mảnh đất để xây nhà ở. Tôi là chủ hộ nên khi làm thủ tục sổ đỏ chỉ một mình tôi đứng tên, vợ tôi không có ý kiến gì. Chúng tôi vẫn cho rằng tài sản hôn nhân đều là của nhưng, nên một người đứng tên trong sổ đỏ cũng chẳng có vấn đề gì.

Hiện nay, chúng tôi mua một mảnh đất thứ hai. Lần này làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, vợ tôi đòi phải có tên trong sổ đỏ cùng với tôi. Cô ấy còn bắt tôi phải ra chính quyền xin sửa lại sổ đỏ trước đây, ghi thêm tên của cô ấy. Vợ tôi bảo bây giờ tài sản phải đồng sở hữu nếu không cô ấy sẽ bị thiệt thòi quyền lợi. Theo cô ấy, nếu sổ đỏ chỉ ghi tên một người thì không được xem là tài sản chung. Và như thế, cô ấy sẽ trở thành người…vô sản.

Tôi không hiểu tại sao vợ mình lại có suy nghĩ như vậy. Bao nhiêu năm sống cùng nhau, tôi chưa để vợ thiệt thòi, tiền bạc đi làm về đều đưa vợ quản lý. Vậy tại sao cô ấy còn lo thiệt khi không có tên chung trong sổ đỏ nhà, đất. Xin hỏi Quý báo, có đúng là sổ đỏ ghi tên một người thì không được xem là tài sản chung của vợ chồng không?

 Nguyễn Đăng Quang
(Thanh Xuân, Hà Nội)

Về vấn đề xác định tài sản chung trong hôn nhân, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã có quy định tại Điều 33.

1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Về vấn đề đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung, Điều 34 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

2. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên một bên vợ hoặc chồng thì giao dịch liên quan đến tài sản này được thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật này. Nếu có tranh chấp về tài sản đó thì được giải quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Luật này.

Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

Viện dẫn từ quy định trên, việc vợ bạn yêu cầu ghi tên hai vợ chồng là đúng với quy định pháp luật. Bởi thực tế cho thấy, trước đây tài sản đất đai chung của hai vợ chồng nhưng sổ đỏ chỉ ghi tên của một người (chủ yếu là người chồng) rất phổ biến. Tuy nhiên, một bộ phận phụ nữ bị thiệt thòi quyền lợi khi người chồng "âm thầm" giao dịch bán, chuyển đổi tài sản mà người vợ không biết. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong quá trình thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai và bảo đảm quyền bình đẳng cho phụ nữ, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) mang tên cả vợ lẫn chồng là hợp lý và đúng quy định của pháp luật.

BÁO PHỤ NỮ THỦ ĐÔ

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.