Tạo sân chơi trực tuyến lành mạnh cho trẻ

Chia sẻ

Từ khi dịch Covid-19 bùng nổ, nhiều cuộc thi trực tuyến cho các bạn nhỏ đã được tổ chức và các em rất hứng thú tham gia. Về lâu dài, nên làm gì để duy trì và phát huy nhiều hơn nữa những hình thức vui chơi trực tuyến lành mạnh ấy cho các em trong bối cảnh sân chơi cho trẻ vẫn còn thiếu là rất cần thiết.

Dù ở thực tế hay trên mạng, chỉ cần được đồng hành và chia sẻ, trẻ sẽ tạo cho mình một cách sống tích cựcDù ở thực tế hay trên mạng, chỉ cần được đồng hành và chia sẻ, trẻ sẽ tạo cho mình một cách sống tích cực (Ảnh: Quyết Nguyễn)

Có thể điểm qua nhiều sân chơi đã thu hút các em nhỏ tham gia trong thời gian phải nghỉ ở nhà vì dịch Covid-19 như: Ở nhà vẫn vui (do UNICEF khởi động); thi vẽ tranh “Ngày hội sắc màu”, thi viết chữ đẹp “Nét chữ từ trái tim” (do Hội đồng Đội T.Ư tổ chức); “Thử thách 14 ngày - Quyết chiến NCOVI” kêu gọi các thành viên ở nhà vẽ tranh tuyên truyền phòng chống dịch của nhóm Ký họa đô thị Hà Nội, chiến dịch tập thể thao “Ở nhà nhưng đừng ở yên”… Thành quả của các em gửi tới cuộc thi không đơn thuần chỉ là các bức tranh, bài thơ hay lá thư đầy cảm xúc, mà còn là thông điệp gửi đến cộng đồng cùng chung tay phòng chống dịch, đề cao vai trò của gia đình, thậm chí còn được đấu giá để gây quỹ ủng hộ. Đây chính là những ý tưởng hay, hiệu quả trong việc tạo ra hoạt động, sân chơi bổ ích, giúp các em có niềm vui lành mạnh, phát huy sự sáng tạo của các em học sinh.

Các sân chơi kỹ năng trực tuyến trên đã kịp thời tạo thêm sân chơi cho học sinh, thiếu nhi trong khoảng thời gian trường học đóng cửa dài ngày do dịch bệnh Covid-19. Ngoài ra, qua những sân chơi này cũng là cách để phụ huynh có nhiều thời gian đồng hành cùng con em mình rèn luyện, nâng cao kỹ năng, giúp trẻ “trưởng thành hơn” cả suy nghĩ và hành động trong mùa dịch.

Hiện nay, khi các em học sinh đã dần đi học trở lại, vấn đề đặt ra là làm thế nào để các em vẫn giữ được tinh thần tích cực đó và chúng ta tạo được nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh cả trong thực tế và trên môi trường mạng cho các em? Là một người thầy, một người làm công tác Tổng phụ trách Đội, thường xuyên tổ chức triển khai các hoạt động dành cho thiếu nhi, thầy giáo Nguyễn Văn Quyết, Tổng phụ trách Đội trường Tiểu học Dịch Vọng B (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng, gia đình và nhà trường cũng như xã hội nên tiếp tục duy trì, khuyến khích và phát triển song song các mô hình, các sân chơi online trực tuyến bổ ích lẫn sân chơi an toàn thực tế phát triển kỹ năng, để có thêm nhiều môi trường vui chơi lành mạnh cho các em.

“Đối tượng sử dụng Internet là trẻ em khá lớn. Nhưng hành động để bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro của thế giới kỹ thuật số và tăng khả năng truy cập nội dung trực tuyến an toàn hiện nay vẫn chưa triệt để. Các tổ chức, cá nhân liên quan hãy cùng hành động tạo môi trường mạng an toàn cho trẻ em khi tham gia, sử dụng internet vì mục đích phục vụ học tập, nghiên cứu và khơi dậy niềm đam mê học hỏi, sáng tạo; hướng dẫn các em kỹ năng bảo vệ bí mật riêng tư cho bản thân, nâng cao chuẩn mực và trau dồi đạo đức, miễn nhiễm với thông tin độc hại”, thầy Quyết chia sẻ.

Theo anh Lê Quang Đại, Giám đốc Cung Thiếu nhi Hà Nội, trong thời gian dịch bệnh, các thầy cô của Cung đã phát động nhiều cuộc thi trực tuyến để thu hút các bạn nhỏ tham gia, giúp các em có sân chơi lành mạnh tại nhà. Ban đầu là làm các clip vận động các em cùng làm tấm chắn giọt bắn, gửi đến các y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Kết quả, 13.000 tấm chắn giọt bắn đã hoàn thành và mang đi gửi tặng. Sau đó, Cung phát động 2 cuộc thi trực tuyến là “Vẽ tranh phòng chống dịch bệnh”, các em tham gia sẽ vẽ tranh trên máy tính theo các chủ đề tự chọn; cuộc thi “Yêu bếp mùa Covid” với yêu cầu tham gia là cả nhà cùng thi. Bố mẹ và các con cùng nhau vào bếp làm nên bữa cơm gia đình. Cuộc thi được các bố, mẹ rất hưởng ứng, chương trình đã nhận được nhiều clip xúc động, ấm áp ghi lại cảnh cả nhà cùng nhau vào bếp.

Cung Thiếu nhi cũng đã cùng với Hội Đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi “Chiến sỹ nhí Thủ đô chống Covid” - đây là cuộc thi có sức lan tỏa mạnh mẽ, đến 30.000 lượt chia sẻ trên fanpage của cuộc thi. Nhận thấy những hiệu quả tích cực ấy, anh Đại cho rằng, tổ chức các cuộc thi trực tuyến cho các bạn nhỏ sẽ là một hướng đi mới và hay trong việc tạo sân chơi lành mạnh cho các em, cần được thực hiện thường xuyên và lâu dài. Để có được điều này, cần có sự tham gia, giám sát, động viên của gia đình. Có như vậy, các em mới hào hứng tham gia, bố mẹ cũng có thể dự thi bởi việc tham gia này không hề làm mất nhiều thời gian của người lớn. Ngược lại, nó lại thêm gắn kết tình cảm giữa các thành viên.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” không phải là bắt trẻ tránh xa chiếc máy tính được kết nối internet với nỗi sợ về vô vàn thông tin chưa được kiểm chứng. Đó còn là việc gia đình, nhà trường và xã hội đồng hành cùng các con khám phá những điều mới mẻ và tích cực mà môi trường mạng đem lại.

MAI CHI

Tin cùng chuyên mục

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

Ngôi nhà nhỏ, hạnh phúc to

(PNTĐ) - Có một căn nhà - đó là ước mơ, kế hoạch mà rất nhiều cặp vợ chồng đã cùng nhau dốc sức để biến thành hiện thực. Hành trình ấy có rất nhiều áp lực, nhiều lo toan và đôi lúc phải từ bỏ cả những niềm đam mê khác; nhưng bên cạnh đó cũng là sự háo hức, niềm vui khi, gia đình nhỏ có một nơi bình yên để trở về.
Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

Bài 1: Làm mẹ khi mới 12 tuổi

(PNTĐ) - Thời gian qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm, đặc biệt đối với tội phạm về bạo lực, xâm hại trẻ em là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, tội phạm xâm hại trẻ em vẫn còn là một vấn nạn gây nhức nhối. Thực trạng này đòi hỏi các nhà chức trách phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường để có những biện pháp bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn.
Người cha không cùng giọt máu

Người cha không cùng giọt máu

(PNTĐ) - Chị lấy chồng năm 22 tuổi rồi làm mẹ của hai cô con gái. Hôn nhân của chị có thể nói là êm đềm, chị được chồng yêu chiều và tự do làm những gì mình thích. Nhìn hai đứa con ngày một lớn, chị thấy càng trân trọng hạnh phúc mình đang có.
Cây hạnh phúc nở hoa

Cây hạnh phúc nở hoa

(PNTĐ) - “Em nấu cơm xong chưa, tối nay anh có hẹn, nhà ăn sớm để anh đi sớm”. Thắng, chồng cô vừa dứt lời thì Thảo bỗng thấy bao nhiêu ấm ức bùng lên.