Thay đổi tư duy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động

Chia sẻ

PNTĐ-Nên chăng, đã đến lúc cần nghiên cứu thay đổi cách tiếp cận xây dựng các quy định từ “bảo vệ lao động nữ” sang “thúc đẩy bình đẳng giới với lao động nam và lao động nữ”...

 
Trên cơ sở nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm các nước, nên chăng, đã đến lúc cần nghiên cứu thay đổi cách tiếp cận xây dựng các quy định từ “bảo vệ lao động nữ” sang “thúc đẩy bình đẳng giới với lao động nam và lao động nữ” trong lĩnh vực lao động.
 
Thay đổi tư duy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động - ảnh 1
Minh họa st

 
Ý kiến trên được bà Lê Thị Nguyệt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội đặt ra tại Hội thảo tham vấn “Đánh giá tác động giới trong đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) diễn ra mới đây tại Hà Nội. Theo bà Nguyệt, Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2012 đã có nhiều quy định tiến bộ trong đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, Bộ luật đã bộc lộ một số hạn chế. Một số quy định riêng đối với lao động nữ không còn phù hợp với cách tiếp cận hiện đại về bình đẳng giới. 
 
“Nhiều quy định nhằm bảo vệ lao động nữ, mặc dù có mục đích tốt, song lại có thể dẫn đến phân biệt đối xử về giới trên thực tế. Chẳng hạn như quy định về các công việc không được sử dụng lao động nữ, quy định về tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn lao động nam 5 năm” – bà Nguyệt cho biết.
 
Bên cạnh đó, nhiều quy định hướng tới đảm bảo, thúc đẩy bình đẳng giới nhưng thực tế lại vô tình trở thành rào cản. Ví dụ, Khoản 3, Khoản 4, Điều 154 Bộ luật Lao động (2012) quy định nghĩa vụ sử dụng lao động đối với lao động nữ: “Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh tại nơi làm việc” và “Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ”. Nhiều ý kiến cho rằng, các doanh nghiệp sẽ cảm thấy vấn đề này là một gánh nặng và e ngại khi tuyển dụng lao động nữ. Để tránh vi phạm pháp luật đối với lao động nữ, không ít doanh nghiệp đã âm thầm lựa chọn giải pháp an toàn cho mình, ưu tiên tuyển dụng lao động là nam giới.
 
Đồng quan điểm nêu trên, TS Dương Thị Thanh Mai – chuyên viên cao cấp Bộ Tư pháp, trưởng nhóm Đánh giá tác động giới của Bộ luật Lao động cho biết thêm: “Chúng ta rất chú trọng bảo vệ lao động nữ. Điều này đã trở thành một nguyên tắc trong Luật Bình đẳng giới. Trong khi cũng những vấn đề đó có thể đặt ra đối với lao động nam lại chưa được quan tâm, chưa có quy định đảm bảo. Ví dụ việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của lao động nam, lao động nữ. Muốn sinh con hay thực hiện kế hoạch hóa gia đình cần cả nam và nữ. Vậy tại sao đi thực hiện biện pháp tránh thai lao động nữ được nghỉ, được hưởng bảo hiểm xã hội nhưng lao động nam lại chưa có?”
 
Hiện nay, các quy định hỗ trợ người lao động trong thời gian nuôi con nhỏ mới chú trọng tới quyền lợi của lao động nữ với ý nghĩa họ vừa là người lao động, vừa là người mẹ vừa là người vợ phải chịu trách nhiệm đối với các công việc gia đình và nuôi dạy con. Trong khi đó người chồng cũng phải có trách nhiệm chia sẻ với vợ với tư cách là một thành viên trong gia đình, một người lao động thì lại chưa được quan tâm. “Luật Bảo hiểm xã hội đã có quy định trong thời gian con ốm thì lao động nam được nghỉ để chăm sóc con nhưng trong Bộ luật Lao động lại chưa có quy định này. Để khắc phục cái vênh giữa hai Luật thì trước hết phải trao quyền cho họ”, TS Dương Thị Thanh Mai nói.
 
Ngoài ra, nhiều quy định bảo đảm, thúc đẩy bình đẳng giới khác tuy đúng nhưng tính khả thi không cao do thiếu quy định cụ thể phù hợp như: Quy định về chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, chính sách đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Một số quy định thiếu sự linh hoạt cần thiết để có thể thực hiện hiệu quả trên thực tế như quy định nghỉ 30 phút/ngày trong thời gian hành kinh, nghỉ 60 phút/ngày cho con dưới 12 tháng bú sữa mẹ...”, bà Lê Thị Nguyệt dẫn chứng.
 
Bởi vậy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội Lê Thị Nguyệt nhấn mạnh, trong lĩnh vực lao động, vấn đề bình đẳng giới cần được hiểu đúng là phụ nữ và đàn ông không hẳn phải đối mặt với những rủi ro như nhau và không nhất thiết phải hành động như nhau trong cùng một bối cảnh, bởi những sự khác biệt về sinh học liên quan đến chức năng sinh sản, chứ không phải bởi định kiến giới hay các khuôn mẫu cũ đối với phụ nữ. Những quy định riêng đối với lao động nữ của Bộ luật Lao động hiện hành cần thực sự là: những quy định về các biện pháp nhằm bảo đảm thúc đẩy bình đẳng giới trên thực tế (như là những biện pháp đặc biệt tạm thời); và những quy định bảo vệ thai sản đối với cả lao động nam và lao động nữ.
 
Theo kế hoạch, Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp tháng 5/2019 và thông qua vào kỳ họp tháng 10-11/2019. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động sắp tới là cơ hội để tăng cường khung pháp lý của Việt Nam nhằm hỗ trợ bình đẳng giới và quyền lao động của phụ nữ. Việc đảm bảo công việc phù hợp cho tất cả người lao động ở Việt Nam sẽ tạo ra những nơi làm việc công bằng và hiệu quả, hỗ trợ khả năng cạnh tranh kinh tế của Việt Nam trong thế giới công việc ngày càng thay đổi. 
 
Yên Hưng

Tin cùng chuyên mục

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.
Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

Mẹ chồng - nàng dâu cùng “giữ lửa” yêu thương

(PNTĐ) - Trong nhịp sống hối hả của xã hội hiện đại, nhiều giá trị truyền thống đang dần bị mai một, sợi dây kết nối giữa các thế hệ trong một gia đình cũng lỏng lẻo hơn. Nhưng vẫn có những mái ấm nhiều thế hệ vẫn giữ được sự gắn kết bền chặt như ở gia đình ba thế hệ của chị Hà Việt Anh. Đặc biệt, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu trong gia đình chị đã trở thành nền móng vững chắc cho một tổ ấm hạnh phúc.
Ứng xử thế nào khi con thi trượt

Ứng xử thế nào khi con thi trượt

(PNTĐ) - Vừa qua, khi nhận được kết quả thi vào lớp 10, trường THPT công lập năm 2025, nữ sinh V.T.D ở Thanh Hóa đã bỏ nhà đi lang thang rồi mất liên lạc. Trong lúc buồn chán, thất vọng với chính bản thân mình, D đã chọn cách gieo mình xuống làn nước sâu…
Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

Khi trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình

(PNTĐ) - Gần 70% trẻ em từ 10 đến 14 tuổi từng phải hứng chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong chính gia đình của mình. Đáng lo ngại hơn, 7 trong 10 trẻ bị trừng phạt bằng các hành vi bạo lực, để lại những tổn thương dai dẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.