Thúc đẩy bình đẳng giới cần sự tham gia của nam giới

Chia sẻ

Lần đầu tiên, diễn đàn quốc gia “Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng với và xóa bỏ bạo lực giới” đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của gần 200 đại biểu bao gồm trực tuyến và có mặt tại sự kiện.

Sự kiện do Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó Bạo lực Giới (GBVNet) tổ chức với sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Úc, được tổ chức bằng hình thức trực tuyến vào ngày 2/3/2021. 

Các nhóm, câu lạc bộ nam giới trên toàn quốc giới thiệu và chia sẻ các mô hình, bài học kinh nghiệm trong thúc đẩy bình đẳng giớiCác nhóm, câu lạc bộ nam giới trên toàn quốc giới thiệu và chia sẻ các mô hình, bài học kinh nghiệm trong thúc đẩy bình đẳng giới.

Diễn đàn là cơ hội để các tổ chức và các nhóm, câu lạc bộ nam giới trên toàn quốc giới thiệu và chia sẻ các mô hình, bài học kinh nghiệm và thách thức trong việc huy động sự tham gia của nam giới vào công tác thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tại diễn đàn, các đại biểu đã thống nhất thành lập Mạng lưới Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực giới ởViệt Nam. 

ông Kamal Malhotra – Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại diễn đànÔng Kamal Malhotra – Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Kamal Malhotra – Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam hoan nghênh sáng kiến tổ chức Diễn đàn và nhấn mạnh “Với sự tham gia tích cực của nam giới, phụ nữ và các giới khác, tôi tin tưởng rằng tiến trình đạt được các mục tiêu bình đẳng giới trong chương trình nghị sự về phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam sẽ được đẩy nhanh. Bởi vì thúc đẩy bình đẳng giới là công việc của tất cả mọi người và vì lợi ích của tất cả chúng ta!”.

Bà Elisa Fernandez Saenz,Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam  phát biểu tại diễn đànBà Elisa Fernandez Saenz,Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam phát biểu tại diễn đàn.

Đóng vai trò đồng tổ chức Diễn đàn và nêu sáng kiến thành lập mạng lưới, Tiến sĩ Trần Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội chia sẻ: “Nhiều nam giới Việt Nam đã bắt đầu nhận ra rằng để không bị bỏ lại phía sau trong bối cảnh phát triển mới, họ cần phải tham gia nhiều hơn vào công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới cùng với phụ nữ, cùng chia sẻ những áp lực và cơ hội thành công trong cuộc sống. Đó là lý do chính khiến chúng tôi đi đến ý tưởng thành lập mạng lưới. Tôi mong muốn nhiều nam giới hưởng ứng ý tưởng này để trong mọi khoảnh khắc của cuộc sống, mỗi người đàn ông đều được đồng hành và sẻ chia với mẹ, với vợ, với con gái, với các chị em gái và các nữ đồng nghiệp nữ cũng như các bạn nữ của mình.” 

Những quan niệm cũ về nam tính,  chuẩn mực giới cứng nhắc đôi khi trở thành áp lực cho nam giớiNhững quan niệm cũ về nam tính, chuẩn mực giới cứng nhắc đôi khi trở thành áp lực cho nam giới. Trong ảnh: Các đại biểu cùng chia sẻ tại diễn đàn.

Bà Elisa Fernandez Saenz,Trưởng đại diện của UN Women tại Việt Nam đánh giá cao thành công của các câu lạc bộ nam giới tại Đà Năng, thành phố Hồ Chí Minh và hoan nghênh sáng kiến thành lập Mạng lưới Nam giới tham gia thúc đẩy bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực giới ởViệt Nam. Bà tin tưởng Mạng lưới khi được thành lập sẽ lan toả rộng rãi những quan niệm tích cực về nam tính, thay đổi những chuẩn mực giới cứng nhắc, giúp nam giới cởi bỏ những áp lực mà các chuẩn mực đó gây ra và thu hút họ vào những hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới đang ngày càng được nhiều nam giới Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ.

AN CHI

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.