Tổ chức cuộc thi "Gia đình đọc sách - gắn kết yêu thương" năm 2020

Chia sẻ

cuộc thi "Gia đình đọc sách-gắn kết yêu thương" năm 2020 được tổ chức dành cho đối tượng người khiếm thị, các gia đình có người khiếm thị; Hội viên Hội Người mù Việt Nam và các chi hội Người mù trong cả nước.

Mới đây, tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đại diện lãnh đạo Hội Người mù Việt Nam và Vụ Thư viện đã có buổi làm việc thống nhất về nội dung thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Hội Người mù Việt Nam với Vụ Thư viện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Các gia đình người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, tặng quàCác gia đình người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, tặng quà

Hai đơn vị sẽ triển khai thực hiện một số hoạt động cụ thể gồm: Tổ chức cuộc thi "Gia đình đọc sách-gắn kết yêu thương" năm 2020. Các cá nhân, gia đình tham dự cuộc thi bằng hình thức trả lời các câu hỏi từ Ban tổ chức và gửi ảnh gia đình đọc sách mang thông điệp: gia đình cùng đọc sách, thành viên trong gia đình đọc sách cho nhau nghe, cùng nhau nghe sách nói, ông bà, cha mẹ tặng sách cho con cháu… theo một trong các chủ đề sau: Sách - Khởi nguồn yêu thương; Sách và phát triển trí tuệ; Sách - Chắp cánh ước mơ.

Cuộc thi nhằm tạo nên  sân chơi cho người khiếm thị, gia đình khiếm thị trao đổi những kinh nghiệm khuyến đọc, nghe sách nói từ đó tăng cường thêm cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức, phát triển trí tuệ, tâm hồn, kỹ năng,… góp phần cải thiện cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thông qua cuộc thi, khẳng định những giá trị tốt đẹp mà sách mang lại cho sự phát triển của con người, tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình Việt Nam, đặc biệt là trong các gia đình của những người khiếm thị. Thời gian triển khai trong tháng 6/2020 và dự kiến trao giải vào ngày 28/6/2020;

Bên cạnh đó, hai bên phối hợp tổ chức gặp gỡ sinh viên khiếm thị tại Hội Người mù Việt Nam; Tổ chức gặp gỡ học sinh khiếm thị 3 miền tại trường Tiểu học và THCS Nguyễn Đình Chiểu; Tổ chức chấm vòng sơ khảo Cuộc thi "Đại sứ Văn hóa đọc năm 2020" đối với học sinh, sinh viên khiếm thị;

Ngoài ra, hai bên cùng phối hợp tổ chức một số hoạt động khác để hỗ trợ người khiếm thị trong tiếp cận thông tin và tri thức, phục vụ học tập suốt đời như: tạo sách nói, sách chữ nổi, hỗ trợ Cuộc thi "Thắp sáng niềm tin, xây dựng cuộc đời mới"…

P.V

Tin cùng chuyên mục

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

Giữ cội rễ từ gia đình trong thế giới hội nhập

(PNTĐ) - Trong một thế giới ngày càng phẳng, khi việc học tập, sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở nên phổ biến, nhiều bậc phụ huynh người Việt lựa chọn cho con tiếp cận với nền giáo dục phương Tây từ rất sớm. Nhưng giữa làn sóng đó, có những người lại đi ngược dòng. Vợ chồng anh Nguyễn Hồng Trung (gốc Hà Nội) và chị Lương Quân Nhi (người Sài Gòn) là một trong số gia đình chọn đưa con từ Mỹ trở về Việt Nam để con học tập và trưởng thành trong lòng văn hóa quê hương.
Điểm tựa của con

Điểm tựa của con

(PNTĐ) - Hoàng Lê Hằng Nga vừa tốt nghiệp khoa Tâm lý học của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Do đặc thù của ngành học, cô cần phải thực hiện nhiều khảo sát, mỗi khảo sát lại cần nhiều khách thể tham gia. Mối quan hệ bạn bè ít ỏi khó mà đáp ứng được, nên Hằng Nga cần đến sự cứu trợ của bố mẹ nữa. Vì thế, bố mẹ Nga hàng ngày gửi đường link, bảng khảo sát của con gái cho bạn bè, người thân.
Giữ lại những bữa cơm chung

Giữ lại những bữa cơm chung

(PNTĐ) - Tôi sinh năm 1972, thuộc thế hệ 7x – thế hệ giao thời giữa cũ và mới. Chúng tôi lớn lên trong thời kỳ bao cấp còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng chính vì thế mà càng thấm thía giá trị của gia đình. Trong ký ức tuổi thơ tôi, gia đình là nơi ấm áp và đầy nền nếp.
Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

Có mẹ đồng hành trong hành trình giảm cân

(PNTĐ) - Sau 5 lần giảm cân, Nguyễn Tùng Chi (21 tuổi, quê Hải Dương, hiện là sinh viên đại học năm thứ 3 tại Hà Nội) từ 95kg còn 60kg, trở về thân hình cân đối. Giảm được số cân như vậy không hề dễ dàng và phải cần rất nhiều ý chí. Tùng Chi nói cô rất may mắn vì luôn có mẹ ở bên, động viên mình.