Bình đẳng giới giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp

MAI CHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Bình đẳng giới tại nơi làm việc có vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng việc làm, cũng như mở rộng cơ hội làm việc cho nam và nữ. Đây cũng chính là chìa khoá nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào một loạt các chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

Chìa khoá để thúc đẩy bình đẳng thành công là quản trị nhân lực không định kiến

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực lao động, việc thực hiện bình đẳng giới góp phần quan trọng trong việc tạo cơ hội bình đẳng về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, thăng tiến... giúp giữ chân lao động và phát triển nhân tài, nâng cao năng suất lao động; Bình đẳng giới còn góp phần giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn lao động quốc tế để có thể tham gia tốt hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu; Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc giúp người lao động yên tâm và tập trung hơn, đảm bảo năng suất và giữ chân lao động tại doanh nghiệp.

Bình đẳng giới giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp - ảnh 1
Bình đẳng giới là chìa khoá nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào một loạt các chuỗi cung ứng trên toàn cầu.

 

Bà Phạm Nguyên Cường - Chuyên gia tư vấn về lao động và bình đẳng giới cũng cho rằng: “Người sử dụng lao động và người lao động cần phải thay đổi tư duy về bình đẳng giới ở cả nam và nữ”.

Chia sẻ về kinh nghiệm thực tế áp dụng tại doanh nghiệp, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam, bà Đỗ Thuý Hương, đã dẫn chứng khá cụ thể những trường hợp doanh nghiệp điển hình của Hiệp hội áp dụng thành công, trong đó, đặc biệt lưu ý đến vấn đề bình đẳng giới và công bằng trong chế độ nghỉ thai sản, chăm sóc con ốm cũng được doanh nghiệp áp dụng với nam giới, với những ông bố nghỉ việc để chăm sóc vợ, con vẫn được hưởng đẩy đủ chế độ thai sản theo quy định của Bộ Luật Lao động hiện hành. “Đảm bảo bình đẳng giới tại nơi làm việc chính là đảm bảo Quyền và nghĩa vụ chính đáng của người lao động”, bà Đỗ Thị Thuý Hương khẳng định.

Bà Đinh Thị Hồng Thịnh, Giám đống Công ty TNHH Thương mại Mido, doanh nghiệp có đến trên 1000 lao động trong lĩnh vực dệt may, bà chia sẻ việc thực hiện bình đẳng giới như là một phần trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp. Với công ty, nguồn lực con người là tài sản quý nhất của doanh nghiệp, vì vậy, công ty luôn trân trọng và giữ gìn, vừa là hình ảnh doanh nghiệp, vừa là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp luôn giữ lợi thế cạnh tranh và phát triển.

Bộ luật Lao động sửa đổi: Hướng tiếp cận mới về bình đẳng giới

Xét về cơ bản, Bộ luật Lao động 2012 đã bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới. Bộ luật Lao động 2012 đã dành hẳn một chương đưa ra những quy định riêng đối với lao động nữ. Những quy định này đã đảm bảo quyền lợi và lợi ích của lao động nữ khi tham gia thị trường lao động.

Bình đẳng giới giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp - ảnh 2
Bộ luật Lao động (sửa đổi) góp phần hoàn thiện những quy định về bình đẳng giới.

 

Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế, xã hội, vận hành theo cơ chế thị trường và hội nhập khu vực và quốc tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thực hiện các quy định liên quan đến lao động nữ và bình đẳng giới của Bộ luật Lao động 2012 đã bộc lộ một số vấn đề hoặc trở nên không còn phù hợp.

Vì thế, Bộ luật Lao động 2019 (sửa đổi) được ban hành và được đánh giá đã bảo đảm bình đẳng giới với nhiều điểm mới, tiến bộ.

Cụ thể: Bộ luật quy định riêng đối với lao động nữ và đã được thay đổi về quan điểm tiếp cận bảo đảm quyền việc làm, quyền lao động của lao động nữ, vừa tạo điều kiện mở rộng cơ hội việc làm cho lao động nữ mà vẫn bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn về lao động. Bổ sung quy định trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới...

Nhằm bảo vệ phụ nữ, Luật mới cũng đã bổ sung định nghĩa về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc phòng, chống, trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc. 

Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà cho rằng lần sửa đổi Bộ Luật Lao động là cơ hội để hoàn thiện chính sách đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới, là lúc Việt Nam thay đổi cách tiếp cận từ “bảo vệ lao động nữ” sang cách tiếp cận đảm bảo quyền đối với mọi người lao động, cả nữ và nam. Còn theo đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Gần một nửa lực lượng lao động của Việt Nam là nữ giới. Đã đến lúc cần tận dụng những tiềm năng của họ trong công việc cũng như đền đáp cho họ một cách xứng đáng".

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội

Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội

(PNTĐ) - Ngày 29 và 30/9, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin Truyền thông với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) tổ chức khóa tập huấn “Xây dựng kênh truyền thông hiệu quả trên mạng xã hội” tại Bắc Giang cho các nhà báo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí khu vực miền Bắc.
Giúp nông dân thích ứng với điều kiện mới

Giúp nông dân thích ứng với điều kiện mới

(PNTĐ) - Ngày 28/9, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Oai tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho các hộ nông dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Ấm áp Tết Trung thu cho các bệnh nhi tại  Bệnh viện Bạch Mai

Ấm áp Tết Trung thu cho các bệnh nhi tại Bệnh viện Bạch Mai

(PNTĐ) -  Ngày 27/9 vừa qua, Đoàn thanh niên - Hội Phụ nữ Đội CSGT ĐB Số 4 - Phòng CSGT CATP Hà Nội đã đồng hành góp sức cùng các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tổ chức một chương trình ấm áp mùa trăng đầy ý nghĩa cho các bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại đây.