Cảnh báo phần mềm giả mạo nhắm vào trẻ em trên Youtube

T.MẪN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Người dùng mạng xã hội nói chung và người dùng YouTube nói riêng cẩn trọng trước các nội dung mang tính chào mời tham gia dịch vụ hoặc tải ứng dụng, nhất là nội dung dành cho trẻ em. Chúng có thể đánh cắp thông tin đăng nhập, ví tiền điện tử, mật khẩu và lịch sử duyệt web của nạn nhân.

Hiện nay, trên YouTube xuất hiện một chiến dịch malware mới nhắm vào trẻ em qua các video. Malware chính là 1 phần mềm mã độc, ác tính có thể gây hại hay các mã độc cho máy tính của bạn. Đây chính là phần mềm do các hacker, tin tặc gây ra nhằm phá hoại hay ăn cắp thông tin của người dùng nhằm 1 mục đích nào đó.

Những video này giả mạo hướng dẫn hack và cheat (công cụ giúp người chơi dễ dàng thay đổi các thao tác và chiến thắng trong game) cho các trò chơi phổ biến như Minecraft, Roblox và Fortnite, thu hút hàng triệu lượt xem để lừa người dùng tải xuống phần mềm độc hại.

Cảnh báo phần mềm giả mạo nhắm vào trẻ em trên Youtube - ảnh 1
Ảnh minh hoạ.

Người xem được dẫn đến các liên kết trên GitHub hoặc nền tảng chia sẻ tệp, nơi chứa phần mềm giả mạo. Để cài đặt, họ thường được yêu cầu tắt antivirus, vô hiệu hóa lớp bảo vệ cuối cùng và tạo điều kiện cho malware xâm nhập.

Thay vì nhận được công cụ hack, nạn nhân vô tình cài đặt malware, phần mềm này âm thầm đánh cắp thông tin đăng nhập, ví tiền điện tử, mật khẩu và lịch sử duyệt web, sau đó gửi dữ liệu đến máy chủ của hacker để khai thác hoặc bán trên dark web. Đáng lo ngại là các biến thể malware liên tục xuất hiện, khiến GitHub và các nền tảng chia sẻ dữ liệu khác khác khó kiểm soát.

Trước thông tin trên, Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dùng mạng xã hội nói chung và người dùng YouTube nói riêng, cẩn trọng trước các nội dung chào mời tham gia dịch vụ hoặc tải ứng dụng không rõ nguồn gốc. 

Cảnh báo phần mềm giả mạo nhắm vào trẻ em trên Youtube - ảnh 2
ảnh minh họa

Người dùng cần xác thực thông tin của những nội dung trên mạng xã hội. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của các đối tượng lạ; không cung cấp thông tin cá nhân để tránh bị đánh cắp phục vụ vào mục đích phi pháp. Tuyệt đối không truy cập vào những đường dẫn không rõ nguồn gốc, các đường dẫn quảng cáo, hạn chế tối đa tải xuống những ứng dụng lạ, tránh bị đối tượng tấn công mã độc chiếm quyền điều khiển thiết bị và chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, người dùng cũng nên sử dụng những phần mềm diệt virus chính thống, nâng cao bảo mật cho thiết bị cá nhân; luôn bật tường lửa trong quá trình sử dụng thiết bị, không kết nối vào các wifi lạ tại nơi công cộng. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

 

 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

Ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em

(PNTĐ) - Sáng 18/7, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ quyền trẻ em. Đây là tổ chức tự nguyện của các nhà báo, hội viên Hội Nhà báo các cấp và những người hoạt động truyền thông liên quan đến trẻ em, do Tổng Biên tập Tạp chí Trẻ em Việt Nam Nguyễn Mạnh Huy làm Chủ nhiệm.
Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

Thiêng liêng và xúc động với hành trình “Về nguồn” của Công an Hà Nội

(PNTĐ) - Ngày 18/7, đoàn công tác Công an thành phố Hà Nội do Đại tá Nguyễn Ngọc Quyền, Phó Bí thư Đảng uỷ, Phó Giám đốc Công an thành phố làm trưởng đoàn đã thực hiện chương trình “Về nguồn” đầy ý nghĩa và xúc động khi đến thăm Khu di tích Nha Công an Trung ương (xã Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang).
“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

“Sinh con là quyền – Nuôi dạy con tốt là trách nhiệm”

(PNTĐ) - Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm nay có chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một Thế giới đang thay đổi”. Chủ đề của ngày Dân số Thế giới được xác định trong bối cảnh thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số tăng nhanh, gây nguy cơ suy giảm và thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai.