Chi trả bồi thường hơn 13 tỷ đồng cho các hộ dân xã Yên Sở có đất trong dự án đường Vành đai 4

VÂN NHI
Chia sẻ

(PNTĐ) -Theo đánh giá của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức, tính đến nay, Yên Sở là đơn vị thứ 4/12 xã của huyện cơ bản thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô qua địa bàn huyện

Cũng trong sáng 22/4, UBND xã Yên Sở tổ chức sơ kết công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và bàn giao mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội trên địa bàn huyện Hoài Đức, đoạn qua xã Yên Sở.

Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức phối hợp với UBND xã Yên Sở tổ chức chi trả đợt 3, bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, cho các hộ dân xã Yên Sở có đất nằm trong dự án.

Chi trả bồi thường hơn 13 tỷ đồng cho các hộ dân xã Yên Sở có đất trong dự án đường Vành đai 4 - ảnh 1
Người dân xã Yên Sở (huyện Hoài Đức) nhận tiền bồi thường hỗ trợ.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Hoài Đức Nguyễn Chí Hiệu, trong đợt 3, huyện tổ chức chi trả bồi thường hỗ trợ cho 69 hộ dân có đất nông nghiệp nằm trong dự án, tổng diện tích thu hồi 12.633,7m2, 4 hộ có tài sản trên đất, 2 hộ có mộ chí, tổng số tiền hơn 13,849 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Cương ở thôn 1, xã Yên Sở cho biết, gia đình bị thu hồi 168m2 đất nông nghiệp, được nhận bồi thường hơn 164 triệu đồng. Hôm nay, ông Cương đến UBND xã từ đầu giờ sáng để hoàn thành thủ tục, nhận đủ tiền bồi thường hỗ trợ. Số tiền này giúp gia đình ông Cương đầu tư phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Phong, ở thôn 7, có 156,9m2 đất nông nghiệp nằm trong vùng dự án, được cán bộ chi trả hướng dẫn tận tình, nhanh chóng hoàn thiện thủ tục và nhận bồi thường hơn 162 triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy xã Yên Sở Nguyễn Đình Khoa cho biết: Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, đoạn qua địa bàn xã Yên Sở có chiều dài 1,15km (trong đó có 226m trùng với xã Đắc Sở), có 1 điểm nút giao thông với tuyến tỉnh lộ 422; tổng diện tích đất phải thu hồi để thực hiện dự án 12,56ha.

Sau khi hoàn thiện các thủ tục theo quy định, UBND huyện Hoài Đức đã ban hành quyết định thu hồi đất đối với 524 hộ dân của xã Yên Sở, tổng diện tích 10,84ha và tổ chức chi trả thành 3 đợt trong các tháng 1 và 4-2023. Đợt 1 chi trả bồi thường hỗ trợ cho 263 hộ, diện tích 5,22ha, tổng kinh phí hơn 56,82 tỷ đồng; đợt 2 chi trả cho 186 hộ, diện tích 4,24ha, tổng kinh phí hơn 56,85 tỷ đồng; đợt 3 chi trả cho 75 hộ có đất, tài sản trên đất và mộ trong ngày 22-4, các hộ đã bàn giao đủ mặt bằng và di chuyển mộ.

Cũng theo Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Đình Khoa, dự án đường Vành đai 4 đi qua địa bàn xã đều là đất nông nghiệp, được người dân canh tác trồng lúa và một số diện tích đã chuyển đổi sang trồng cây ăn quả từ nhiều năm trước. Sau khi thu hồi, sẽ có những thửa đất diện tích còn lại quá nhỏ, không bảo đảm canh tác. Do đó, xã đề nghị Nhà nước có cơ chế thu hồi nốt thửa đất còn lại của các hộ có diện tích từ 50m2 trở xuống.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Công an Hà Nội nghiên cứu, quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm

Công an Hà Nội nghiên cứu, quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm

(PNTĐ) - Ngày 11/4, Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Nghiên cứu, quán triệt một số tác phẩm của Tổng Bí thư Tô Lâm – Liên hệ thực tiễn công tác Công an trên địa bàn Thủ đô”. Hội nghị tổ chức trực tuyến đến 39 điểm cầu với sự tham dự của gần 3.000 đảng viên, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị.
Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Di sản tâm linh từ huyền thoại tình yêu bất tử

Lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung: Di sản tâm linh từ huyền thoại tình yêu bất tử

(PNTĐ) - Hằng năm, vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, lễ hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung được tổ chức long trọng tại hai địa điểm: xã Dạ Trạch (nay là xã Phạm Hồng Thái) – nơi có đền Hóa – Dạ Trạch, và xã Bình Minh – nơi có đền Đa Hòa (thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đây còn được ví như lễ hội của tình yêu, là một trong những lễ hội trọng điểm của tỉnh, mang đậm sắc màu văn hóa dân gian Vùng đồng bằng Bắc Bộ và gắn liền với truyền thuyết về Chử Đồng Tử – một trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.