Chuyển đổi sản xuất để đưa nông sản lên “sàn”

Chia sẻ

Giao dịch hàng hoá nông sản, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại, ứng dụng điện tử đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng Thủ đô, nhất là trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Đưa nông sản lên “sàn” để khai thác hiệu quả thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng này là hướng đi mới, nhưng cũng đi liền với rất nhiều thách thức…

Những ngày này, quả na Chi Lăng - trái cây chủ lực của tỉnh Lạng Sơn bước vào vụ thu hoạch. Gặp khó khăn về đầu ra do tác động của dịch bệnh nên năm nay, ngoài kênh phân phối truyền thống, tỉnh Lạng Sơn sớm tổ chức xúc tiến thương mại và tiêu thụ trực tuyến thông qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) và ứng dụng bán hàng trên nền tảng mạng xã hội. Chị Trần Thị Liễu (nhà A2 tập thể Nghĩa Đô, Cầu Giấy) cho biết: “Tôi đặt mua na tại đại lý quen trên mạng xã hội, cảm nhận sự thay đổi lớn trong cách bán hàng theo chiều hướng tích cực. Quả na được bán theo combo (gói) với các lựa chọn là 3kg, 5kg, 7kg và được đóng gói vào hộp giấy, có tem nhãn, mã truy xuất nguồn gốc, thư cảm ơn của nhà phân phối. Người tiêu dùng đăng ký theo link tạo sẵn và hàng chuyển tận nhà với mức giá thống nhất, kể cả phí vận chuyển. Đây là điểm mới và chuyên nghiệp hơn so với trước đây, giá bán không chênh lệch hơn so với thị trường, ở mức 40.000 đồng/kg”. 

Na Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được bán trên sàn điện tửNa Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn được bán trên sàn điện tử

Với việc đưa na lên sàn TMĐT, dù trong những ngày giãn cách xã hội nhưng nhiều người tiêu dùng tại Hà Nội có thể đặt mua, ủng hộ na Chi Lăng, hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm. Chị Trần Thị Huế - chủ cơ sở kinh doanh hoa quả tại phố Khương Đình, quận Thanh Xuân cho biết thêm: Do đặc thù sinh học nên quả na có thể đưa lên “sàn”, tiếp cận với đông đảo người tiêu dùng. Ngoài ra, nhờ phát huy lợi thế công nghệ, tập trung các đơn hàng, tối ưu hoá chi phí sẽ đảm bảo phí vận chuyển ổn định và thấp hơn so với việc thuê vận chuyển riêng lẻ, nhất là trong thời điểm dịch bệnh. 

Trước tác động của dịch bệnh, các kênh tiêu thụ truyền thống bị hạn chế thì việc chuyển đổi số, đưa nông sản trái cây lên “sàn” là tất yếu. Ngày 11/8, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch số 1034 về việc đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn TMĐT, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn nhằm kết nối, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tránh ùn ứ nông sản. Hiện nay, theo số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đã có 7.987 hộ nông dân và 14.594 sản phẩm nông sản đã được đưa lên các sàn thương mại giao dịch với tổng giá trị giao dịch nông sản là 944 tỷ đồng - con số thấp hơn nhiều lần so với giao dịch trực tuyến. 

Ủng hộ chủ trương đưa nông sản lên “sàn” TMĐT nhưng nhiều địa phương đã đề cập đến khó khăn, rào cản trong canh tác, thói quen của nông hộ có thể khiến trái cây, nông sản khi đưa lên sàn sẽ gặp phải tồn tại về chất lượng như việc tiêu thụ trái na hiện nay. Là địa phương có đặc sản nhãn lồng với sản lượng năm nay ở mức 50.000 tấn, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hưng Yên cho biết: Bà con nông dân vốn chỉ quen bán hàng cho thương lái, chưa có kỹ năng triển khai bán hàng trên các sàn trực tuyến đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn khắt khe từ khâu canh tác, bảo quản, truy xuất nguồn gốc… Tại tỉnh Lạng Sơn, trước khi đưa trái na lên “sàn”, các nông hộ và hợp tác xã đã được tập huấn kỹ năng đóng gói, bảo quản nhưng mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, để đưa nông sản lên sàn thành công, đảm bảo cung ứng hàng hoá đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng cao, theo các chuyên gia, phải gắn với chuyển đổi sản xuất, thay đổi kỹ năng của nhà nông theo hướng hàng hoá. 

Dẫn lại sự thành công trong việc tiêu thụ quả vải thiều qua sàn TMĐT, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, đồng hành cùng nhà nông, cần sự vào cuộc chủ động, linh hoạt của các tỉnh, thành và các Bộ NN-PTNT, Công Thương, Ngoại giao, Giao thông Vận tải… để kế hoạch số 1034 được triển khai tại các tỉnh/thành với sự tham gia của 11.000 xã. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn Postmart.vn, Viettel Post, trong đó tập trung phát huy tối đa tiêu thụ trong nước.

NGUYỄN HƯƠNG

Tin cùng chuyên mục

Đoàn thanh niên xã Hồng Vân ra quân tổng vệ sinh môi trường

Đoàn thanh niên xã Hồng Vân ra quân tổng vệ sinh môi trường

(PNTĐ) - Sáng 5/7, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Hồng Vân tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền hưởng ứng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phát huy vai trò xung kích của tuổi trẻ, các đoàn viên, thanh niên xã hăng hái tham gia vệ sinh môi trường, làm sạch cảnh quan.
BSR viết tiếp câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Quảng Ngãi

BSR viết tiếp câu chuyện nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Quảng Ngãi

(PNTĐ) - Ngày 25/6, Công ty cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR) phối hợp cùng UBND huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khánh thành công trình 6 phòng học, các hạng mục phụ trợ tại Trường Mầm non xã Sơn Dung và Khối phòng Hiệu bộ, các hạng mục phụ trợ tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PT DTBT TH&THCS) xã Sơn Dung thuộc huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Hai công trình do BSR tài trợ với số tiền 10 tỷ đồng.
Sôi nổi Hội thao Công an Thủ đô năm 2025

Sôi nổi Hội thao Công an Thủ đô năm 2025

(PNTĐ) - Chiều 4/7, Công an thành phố Hà Nội tổ chức bế mạc và trao giải Hội thao Công an Thủ đô năm 2025. Hội thao Công an Thủ đô năm 2025 là hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân Việt Nam và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.