Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội

VÂN NGA
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng 16/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”.

Chương trình là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động năm 2024; hướng tới chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-28/7/2024) và kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 1
Các đại biểu dự hội nghị

Dự buổi Đối thoại-Giao lưu trực tuyến có Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Khánh; Phó Bí thư Thường trực Quận ủy Long Biên Ngô Mạnh Điềm; Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên Đinh Thị Thu Hương; các Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô: Ông Nguyễn Văn Bình và ông Đinh Tuấn Anh.

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 2
Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh phát biểu.

Phát biểu khai mạc, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh cho biết, từ nhiều năm qua, Báo Lao động Thủ đô đã liên tục phối hợp với các Liên đoàn Lao động quận, huyện, các Công đoàn ngành, tổ chức các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách, pháp luật với nội dung liên quan thiết thực tới người lao động; thu hút sự tham gia trực tiếp của hàng nghìn CNVCLĐ và sự quan tâm của đông đảo bạn đọc. 

Thông qua các hoạt động này, CNVCLĐ càng thêm hiểu rõ về vai trò của tổ chức Công đoàn, giúp Công đoàn cơ sở thực sự phát huy được tối đa vai trò và năng lực của mình.

Thực tiễn cho thấy, nhu cầu tiếp cận thông tin của cán bộ Công đoàn, đoàn viên, người lao động luôn rất cao, thường xuyên, liên tục. Nhất là khi các quy định của pháp luật lao động, đặc biệt liên quan đến môi trường làm việc, vấn đề lương thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội dành cho người lao động thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung.

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 3
Ban tổ chức tặng hoa các chuyên gia.

Phó Tổng Biên tập Đinh Tuấn Anh bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành cùng CNVCLĐ cập nhật những kiến thức mới nhất về pháp luật lao động, công đoàn và bảo hiểm xã hội. Mong rằng, các anh chị em tham dự chương trình mạnh dạn, thẳng thắn nêu nhiều câu hỏi để cập nhật được những thông tin, kiến thức hữu ích nhất cho mình. Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng giải đáp, chia sẻ”.

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 4
Chị Nguyễn Thị Mai, Trường THCS Ngọc Lâm hỏi các chuyên gia.

Đặt câu hỏi với chuyên gia, chị Nguyễn Thị Mai, Trường THCS Ngọc Lâm hỏi về các phụ cấp ưu đãi nghề sẽ thay đổi như thế nào khi cải cách tiền lương?

Chuyên gia Vũ Minh Huyền, Phó Trưởng phòng Xây dựng Chính quyền, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội cho biết: Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang rất quan tâm đến cải cách tiền lương dự kiến thực hiện từ ngày 1/7/2024 tới đây.

Nghị quyết 27-NQ/TW nhất quán quan điểm rằng trong quá trình thực hiện cải cách tiền lương thì đội ngũ nhà giáo và lực lượng y tế sẽ được ưu tiên. Do đó, trong quá trình xây dựng chính sách, thang bảng lương, toàn bộ chế độ với đội ngũ nhà giáo, y tế được ưu đãi hơn so với các ngành nghề khác. Về phụ cấp đối với đội ngũ nhà giáo sẽ không tính ra mục riêng nữa mà sẽ tính chung vào trong tiền lương trả cho người lao động.

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 5
Các chuyên gia trả lời trực tiếp các câu hỏi của người lao động.

Cũng băn khoăn về chính sách tiền lương mới, anh Trần Mạnh Tuấn, phường Đức Giang hỏi: Đơn vị tôi có 1 trường hợp sinh năm 1965, đã đóng bảo hiểm được 20 năm. Nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu thì doanh nghiệp cần giải quyết như thế nào? Từ 1/7 cải cách tiền lương thì cách tính cụ thể thế nào?. Nếu người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn muốn tiếp tục làm việc thì có được bố trí làm việc tiếp không? Thủ tục, hợp đồng thế nào?

Giải đáp vấn đề trên, Chuyên gia Dương Thị Minh Châu Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội cho biết: 20 năm là thời gian đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu, tuy nhiên vẫn chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Người lao động sinh năm 1965 thì vẫn phải đóng BHXH bình thường cho đến tuổi nghỉ hưu.

Sau khi nghỉ hưu doanh nghiệp có thể sử dụng lao động này và sẽ không phải đóng BHXH cho người lao động này này nữa. Tuy nhiên, hợp đồng lao động khi ký với người lao động đã được nghỉ hưu là loại hợp đồng lao động dành cho người cao tuổi. Doanh nghiệp cần chú ý đến vấn đề này khi làm hợp đồng.

Bổ sung thêm cho câu trả lời, Chuyên gia Vũ Minh Huyền cho biết: Từ 1/7, đơn vị sử dụng lao động này phải chuẩn bị vị trí việc làm cho người lao động để các cấp có thẩm quyền phê duyệt; chuẩn bị chuyển xếp lương mới khi được áp dụng từ 1/7.

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 6
Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên phát biểu.

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch LĐLĐ quận Long Biên cho biết: Sau hơn 2 giờ tập trung làm việc liên tục nhiều câu hỏi về những vấn đề liên quan thiết thực đến người lao động như: Công tác An toàn, vệ sinh lao động; đặc biệt là việc nhận diện những vấn đề nổi cộm về BHXH, Luật Lao động… Các chuyên gia đã trả lời cho đoàn viên, người lao động hiểu rõ, hiểu kỹ những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc; từ đó tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động thực thi tốt chính sách pháp luật; đồng thời trang bị thông tin đầy đủ, thiết thực nhất để phòng tránh các vấn đề liên quan đến pháp luật lao động.

Công đoàn viên quận Long Biên được giải đáp về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội - ảnh 7
Người lao động tham gia buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”.

"Những tư vấn nhiệt tình, giải đáp thỏa đáng của các chuyên gia đã giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, người sử dụng lao động nắm rõ hơn, hiểu đúng hơn về pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình; hạn chế xung đột, mâu thuẫn trong quan hệ lao động, tạo môi trường làm việc dân chủ, gắn bó, cống hiến hết mình với cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển bền vững" - ông Nguyễn Trường Giang nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

“Mái nhà chung” ấm áp nghĩa tình của các hội viên

“Mái nhà chung” ấm áp nghĩa tình của các hội viên

(PNTĐ) - Ngày 29/9/2024, Hội đồng hương nữ tỉnh Hưng Yên tại Hà Nội đã kỷ niệm 40 năm thành lập. Hoạt động này diễn ra trong dịp chào mừng 27 năm ngày tái lập tỉnh Hưng Yên (1/1/1997-1/1/2025), chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024); 94 năm ngày thành lập Hội LHPN Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024).
 Chung tay xây dựng xã, huyện, tỉnh không ma tuý

Chung tay xây dựng xã, huyện, tỉnh không ma tuý

(PNTĐ) - Chiều 26/9/2024 tại Hà Nội, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý tổ chức Hội thảo khoa học xây dựng bộ tiêu chí; quy định trình tự, thủ tục xét công nhận “xã không ma tuý”, “huyện không ma tuý” “tỉnh không ma tuý”.