Nam lao động 62 tuổi, đóng BHXH được 17 năm phải làm gì để được hưởng lương hưu?

PNTĐ
Chia sẻ

(PNTĐ) - Ông Trịnh Duy Thái ở Hai Bà Trưng, Hà Nội gửi thư hỏi Báo Phụ nữ Thủ đô: Tôi năm nay 62 tuổi và có thời gian đóng Bảo hiểm xã hôi (BHXH) được 17 năm. Hiện nay, tôi muốn được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, tuy nhiên, ông chưa rõ cần phải làm gì để được hưởng lương hưu?

Về thắc mắc của ông Thái, Báo Phụ nữ Thủ đô trả lời:

Theo quy định của chính sách hiện hành, người lao động được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu và có đủ 20 năm đóng BHXH. Trường hợp của ông, năm nay 62 tuổi nhưng có thời gian đóng BHXH 17 năm thì chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Nếu ông có nguyện vọng được hưởng hương hưu thì ông có thể tham gia BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu theo quy định.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29.12.2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng;

b) Đóng 3 tháng một lần;

c) Đóng 6 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Nam lao động 62 tuổi, đóng BHXH được 17 năm phải làm gì để được hưởng lương hưu? - ảnh 1
ảnh minh họa

Như vậy, nếu ông muốn hưởng lương hưu sớm nhất, ông có thể đăng ký đóng BHXH tự nguyện theo phương thức đóng một lần cho 3 năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay tại tháng liền kề sau tháng đóng đủ BHXH. Để được hưởng lương hưu sớm nhất có thể, ông liên hệ với cơ quan BHXH nơi đang cư trú để được hướng dẫn các thủ tục tham gia BHXH tự nguyện.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

Phát huy vai trò của báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ

(PNTĐ) - Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, báo chí luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức các phong trào cách mạng. Đối với công tác phụ nữ, báo chí vừa là công cụ truyền tải thông tin, phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng và những đóng góp quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực, vừa là kênh truyền thông hiệu quả để nâng cao nhận thức, khơi dậy lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm và phát huy vai trò, vị thế của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

Hà Nội: “Không có vùng cấm đối với hàng giả, hàng nhái, hàng lậu”

(PNTĐ) - Trong đợt cao điểm đấu tranh, đẩy lùi, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhiều hộ kinh doanh đã đóng cửa, không buôn bán gì. Hàng hoá được nhập về cầm chừng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trà trộn với hàng có chứng từ hợp lệ để nguỵ trang, gây khó khăn cho lực lượng kiểm tra.