Phụ nữ di cư hồi hương không đơn độc

Chia sẻ

Sáng ngày 16/10, Hội LHPN Hà Nội tiếp tục chuỗi hoạt động truyền thông trực tuyến “Chung tay hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương tái hòa nhập cộng đồng” tại quận Nam Từ Liêm và huyện Ba Vì.

Tại các điểm truyền thông có sự tham gia của cán bộ Phòng Lao động - Thương binh và xã hội, tư pháp, công an, cán bộ, hội viên phụ nữ, phụ nữ di cư hồi hương và gia đình. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội tham dự và trực tiếp truyền thông tại huyện Ba Vì.

Theo Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý II/2021, Việt Nam có 11.061 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó, 25,65% là lao động nữ. Một thống kê khác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho thấy, từ năm 2013-2019, Việt Nam có có 3.476 nạn nhân của các vụ mua bán người, trong đó 90% là phụ nữ và trẻ em.

Tại Hà Nội, theo khảo sát của Hội LHPN Hà Nội, năm 2020 trên địa bàn thành phố có 452 phụ nữ di cư kết hôn với người nước ngoài, 88 phụ nữ di cư hồi hương. Trong bối cảnh hội nhập, phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài ngày càng nhiều, điều này phù hợp với quy luật, và được pháp luật Việt Nam công nhận. Tuy nhiên, gần đây nhiều trường hợp kết hôn thông qua môi giới, không xuất phát từ tình yêu… dẫn tới ly hôn và phát sinh hệ quả pháp lý. Bên cạnh đó, còn có một số phụ nữ là nạn nhân của mua bán, bị dụ dỗ, ép ra nước ngoài kết hôn.

Các cán bộ, hội viên phụ nữ theo dõi truyền thônCác cán bộ, hội viên phụ nữ theo dõi truyền thông theo hình thức trực tuyếng theo hình thức trực tuyếnCác cán bộ, hội viên phụ nữ theo dõi truyền thônCác cán bộ, hội viên phụ nữ theo dõi truyền thông theo hình thức trực tuyếng theo hình thức trực tuyến

Khi hồi hương, chị em thường gặp phải một số khó khăn như nhận thức và trình độ còn hạn chế, không có việc làm, thiếu giấy tờ tùy thân nên khó khăn khi làm thủ tục cho bản thân và con cái, tái hôn… Một số chị gặp các rối nhiễu về tâm lý do bị mua bán, bạo hành, bị cộng đồng kỳ thị…

Khởi đầu do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chị Nguyễn Thị Liên, xã Phú Châu, huyện Ba Vì đã quyết định sang Đài Loan làm giúp việc gia đình để có tiền nuôi thân, nuôi con. Năm 2015, chị về Việt Nam sau 3 năm ở xứ người. “Khi mới về, tôi gặp nhiều bỡ ngỡ vì làng xóm đều đã thay đổi, nhịp sống mới cũng khác. Tôi đã được chị em trong Hội Phụ nữ xã thăm hỏi, chia sẻ, hỗ trợ các thủ tục nhập khẩu, động viên tôi tham gia sinh hoạt Hội để có cơ hội giao lưu, học hỏi, sớm hòa nhập cộng đồng. Tôi còn được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để nuôi bò, phát triển kinh tế gia đình” - chị Liên chia sẻ và cho biết với một người mới hồi hương như chị, sự giúp đỡ đó rất quý báu, kịp thời, giúp chị không cảm thấy bị đơn độc.

Cùng quê với chị Liên, chị Phan Thị Hoa, sau thời gian xuất khẩu lao động tại Đài Loan cũng có chung nỗi lo liệu có tìm được công việc mới khi hồi hương. Và chị liệu có hòa nhập được với cộng đồng vì xa quê đã nhiều năm. Cuối cùng, nhờ tổ chức Hội giúp đỡ, chị đã được học nghề chăm sóc sắc đẹp để tự mở được cửa hàng nhỏ cắt tóc, gội đầu. Hiện chị còn là hội viên tích cực của Hội LHPN xã Phú Châu.

Câu chuyện của chị Liên, chị Hoa đã minh chứng cho vai trò của tổ chức Hội trong tham gia hỗ trợ phụ nữ di cư hồi hương giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Từ điểm cầu chính tại hội trường huyện ủy Ba Vì phát tới 31 điểm cầu tại 31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội LHPN Hà Nội khẳng định, Hội luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các nhóm phụ nữ đặc thù, dễ bị tổn thương, trong đó có phụ nữ di cư hồi hương. Việc đánh giá, phân tích khó khăn mà chị em gặp phải khi di cư và hồi hương đã giúp Hội triển khai các hoạt động hỗ trợ chị em phù hợp, thiết thực, kịp thời. Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Hội LHPN Hà Nội tại các địa bàn có phụ nữ di cư hồi hương, các cấp Hội đã tổ chức thăm, tặng quà, hỗ trợ đào tạo nghề cho phụ nữ di cư hồi hương, tín chấp cho chị em được vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội; Trợ giúp pháp lý miễn phí để nâng cao hiểu biết pháp luật… Ngoài ra, chị em phụ nữ di cư hồi hương cần trợ giúp còn có thể tới văn phòng dịch vụ một điểm đến OSSO do Trung ương Hội LHPN Việt Nam thành lập nhằm hỗ trợ tái hòa nhập bền vững cho phụ nữ di cư hồi hương và gia đình của họ, trong đó một văn phòng đặt tại Hà Nội.

Tới đây, Hội LHPN Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai hoạt động truyền thông hỗ trợ phụ nữ di cư tại một số địa bàn khác trên thành phố.

HOÀNG LAN

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.
Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

Những người trẻ yêu Tổ quốc trong thời bình

(PNTĐ) - Không còn chiến tranh, không còn chia cắt, đất nước Việt Nam giờ đây vươn mình mạnh mẽ hội nhập với thế giới. Thế hệ thanh niên ngày nay cũng hướng đến trở thành những công dân toàn cầu, ham học hỏi, đầy tài năng. Và hơn hết, trong trái tim mỗi người đều một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết.
Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số

(PNTĐ) - 790 người cao tuổi phường Bồ Đề được hướng dẫn bài thể dục tránh ngã. Đây là chương trình thuộc dự án "Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, ứng phó với vấn đề già hoá dân số áp dụng mô hình Tsuyama" (JICA). Dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về già hóa dân số, trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.