Trào lưu "bắt trend" trên Tiktok

QUỲNH ANH
Chia sẻ

(PNTĐ) -“Đu trend”, “bắt trend” … là những cụm từ không hề xa lạ ở thời đại mạng xã hội hiện nay. Việc chạy theo xu hướng để tạo nên những sản phẩm sáng tạo được coi là một cách làm thông minh và đem lại hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và nếu lạm dụng quá đà thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Hiếm có ai hoạt động trên mạng xã hội mà mà không dựa vào "trend". Bởi chính tâm lý nắm bắt xu hướng của loài người trước sự phát triển của Internet mà việc bám theo trend trở thành vấn đề vô cùng quan trọng. Nhờ có "trend" thì mới có người đọc, có nhiều "likes", lắm "followers", mau nổi tiếng và dễ kiếm thêm tiền nhờ làm quảng cáo.

Thực tế, "đu trend" chẳng có gì là xấu. Thế nhưng có người cảm thấy kiệt sức và mệt mỏi trong khi cũng có người trở nên lạc quan hơn, dù cùng theo đuổi một trào lưu.

Trào lưu
Ảnh minh họa

Chạy đua để “Bắt trend”

Theo số liệu từ ICT - Chuyên trang thông tin công nghệ thông tin và truyền thông,  tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng đang sử dụng ứng dụng TikTok tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022), với thời lượng sử dụng tăng gấp đôi từ 4% đến 8%. Người dùng TikTok tập trung cao ở độ tuổi từ 18 đến dưới 30 tuổi.

Một thống kê khác cũng chỉ ra rằng lượng người dùng TikTok tại Việt Nam đang đứng thứ 6 thế giới, trong đó có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này.

Để có thể lên xu hướng và trở nên thịnh hành, các video được sáng tạo và đăng tải trên Tiktok cần theo đúng “trend” hiện có. Với một nội dung bạn yêu thích và quan tâm, mạng xã hội này tự động gợi ý nội dung liên quan với thị hiếu của người dùng. Nhờ thuật toán này mà nhiều Tiktoker hiện nay mất ăn mất ngủ chỉ để chạy theo “trend”. Bởi lẽ, xu hướng thì không có thời gian ra mắt nhất định mà không theo kịp thì sẽ tụt hậu.

“Là một Influencer, việc chạy theo trend là vô cùng cần thiết để các video mình đăng có thể phù hợp với công chúng. Nhiều nhãn hàng khi hợp tác cũng đặt ra yêu cầu với mỗi sản phẩm mình thực hiện để quảng cáo cần “bắt trend”, hợp xu hướng và lên top thịnh hành. Việc bỏ lỡ một sự kiện nào đó có thể khiến kênh của mình bị flop và không thể phát triển lại. Cả ngày mình chỉ ở trên mạng và lướt tiktok xem có gì mới không”- Nguyễn Hải Yến, một Tiktoker cho biết.

Giống như Yến, với những người làm truyền thông, báo chí thì việc nắm bắt xu hướng là điều bắt buộc. Xu thế chạy đua để phục vụ công chúng trên những nền tảng khác nhau cũng đòi hỏi sự thay đổi và sáng tạo liên tục nhằm tạo ra những nội dung thân thiện mà nhanh nhất. Những yêu cầu mới được đặt ra, không ít nhà báo hay các nhà truyền thông vào tình trạng kiệt quệ về mặt cảm xúc, ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách và chất lượng lao động nghề nghiệp của họ.

Trào lưu
Ảnh minh họa

Dù đã hoạt động trong lĩnh vực báo chí được 10 năm nhưng anh Thành Trung khá mệt mỏi khi chính mình cũng phải “bắt trend” theo từng giây: “Từ vị trí gần như độc quyền về thông tin, báo chí đã bị các mạng xã hội chia sẻ thị phần nhanh chóng, đặc biệt là Tiktok. Vì vậy để đảm bảo chất lượng thông tin và thời gian đăng tải, việc nắm bắt các xu hướng là điều vô cùng quan trọng. Công việc hằng ngày của mình là tham khảo các trang mạng xã hội, tìm kiếm trên google trend để thực hiện các đề tài phù hợp với sự quan tâm của công chúng”.

Từ sức hút trở thành nguồn cảm hứng

Ngoài những mặt tiêu cực, không thể phủ nhận việc “đu trend” mang lại rất nhiều điểm tích cực cho bộ phận những người sử dụng mạng xã hội.

“Mặc dù nhiều lúc cũng cảm thấy mệt mỏi vì phải chạy theo xu hướng nhưng đó cũng là động lực để mình có thể khám phá và tìm tòi mọi thứ. Bản thân mình cũng phải tạo ra xu hướng riêng chứ không phải lúc nào cũng chạy theo người khác”- Hải Yến chia sẻ.

Những nội dung về sức khỏe, ăn uống, lối sống trở thành nguồn cảm hứng để thay đổi một số yếu tố nhỏ trong lối sống hàng ngày. “Mình sống lành mạnh hơn, chăm tập thể dục và ưu tiên làm những điều khiến mình vui vẻ khi theo trào lưu #healthyliffe trên Tiktok. Nhưng mình không áp dụng hết những chia sẻ hay việc làm của mọi người. Chỉ bỏ đi những thói quen không tốt và học hỏi những cái mới, phù hợp với bản thân. Mình cũng chạy theo trend, nhưng biết điểm dừng”- Trần Hữu Thắng, một sinh viên ở Hà Nội cho biết.

Ngoài ra việc chạy theo xu hướng cũng là một cách để xác thực tính chính xác của thông tin. Với sự phát triển của mạng xã hội hiện nay, việc kiểm chứng và xứ lý thông tin là một yêu cầu rất lớn đối với báo chí. Khi bắt đầu có tình trạng chính thống hóa các nội dung "đu trend", tức là có những nội dung viết ra đọc rất "vào" nhưng thông tin lại sai lệch và được các tờ báo chính thống đăng lại thì đã xảy ra một câu chuyện hoàn toàn khác.

Dù không mang mục đích xấu, nhưng lâu dần các trào lưu tạo sự ganh đua, khiến người tham gia mệt mỏi cả về vật chất lẫn tinh thần. Tiktok không gây hại nếu được sử dụng đúng cách, hãy là người sử dụng ứng dụng thông minh và có trách nhiệm với bản thân cũng như cộng đồng.

Theo tờ Wall Street Journal, bản thân TikTok cuối năm ngoái cho biết đang tìm cách đa dạng hóa hệ thống đề xuất, ngăn người dùng xem một nội dung lặp đi lặp lại. Cormac Keenan, đứng đầu bộ phận an toàn của TikTok, khẳng định trang mạng xã hội này sẽ triển khai tính năng lọc một số hashtag nhất định trong vài tuần tới.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Khoảng 24.000 người được tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(PNTĐ) - Ngày 29/3, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với tổ chức Unicef tại Việt Nam tổ chức tập huấn về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng cho đội ngũ những người làm công tác giáo dục, bảo vệ trẻ em cấp tỉnh, huyện, xã của các ngành: Lao động - thương binh và xã hội, Công an, Giáo dục và đào tạo, Thông tin và truyền thông.
Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

Hoàn thành tranh tường bích hoạ “Tự hào một dải non sông”

(PNTĐ) - Tranh tường bích họa với tên gọi “Tự hào một dải non sông”  Hà Nội - Điện Biên Phủ xưa và nay với diện tích 70m2 do Đoàn phường Nhân Chính phối hợp cùng Hội CCB phường, khu dân cư Đình và Đoàn cơ sở Viện thiết kế - Tổng cục hậu cần - Bộ Quốc phòng, Đoàn trường THPT Nhân Chính thực hiện.
Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

Phòng chống nạn tảo hôn: Đẩy mạnh truyền thông từ chính “người trong cuộc”

(PNTĐ) - Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là huyện có đông đồng bào dân tộc cùng sinh sống. Trong những năm qua, dù vẫn còn tình trạng tảo hôn nhưng tỷ lệ đã giảm rất nhiều so với trước đây. Có được kết quả, tín hiệu đáng mừng ấy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, người dân; đặc biệt là sự góp sức, tham gia truyền thông, vận động từ chính người trong cuộc – những “nạn nhân” của việc tảo hôn.