Huyện Phúc Thọ

Xây dựng nông thôn mới: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”

NHẬT NAM
Chia sẻ

(PNTĐ) -Với bề dày lịch sử lâu đời 200 năm xây dựng và phát triển, sau hơn mười năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kinh tế huyện Phúc Thọ tăng trưởng khá, với tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 9,2%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Phúc Thọ được biết đến là miền quê dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh cách mạng. Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân địa phương đã ra sức phấn đấu, vượt mọi khó khăn, thách thức, đưa huyện nhà hoàn thành Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát triển ngày một vững mạnh.

Xây dựng nông thôn mới: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” - ảnh 1

Những miền quê xanh, sạch, đẹp tại huyện Phúc Thọ. Ảnh: Lâm Nguyễn

Từ một huyện đứng nhóm cuối trong phong trào xây dựng nông thôn mới (đầu năm 2010), Phúc Thọ đã có nhiều sáng tạo, nỗ lực vươn lên trở thành một trong những địa phương dẫn đầu thành phố Hà Nội, được Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

Đến nay, 100% đường trục xã, liên xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện đã được nhựa hóa, bê tông hóa, 100% đường trục thôn, liên thôn, đường ngõ xóm đã được bê-tông hóa và đạt chuẩn theo quy định. Đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 62 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 5 lần so năm 2010).

Để đạt được những kết quả nêu trên, trong quá trình triển khai, Phúc Thọ đã có nhiều cách làm sáng tạo, bám sát thực tế địa phương. Theo Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn, nhận diện đúng khó khăn, thách thức, Phúc Thọ tập trung tuyên truyền, vận động người dân tham gia xây dựng nông thôn mới với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Cùng với đó là triển khai các mô hình phát triển kinh tế - xã hội như: Mô hình ngày sinh hoạt cộng đồng theo chủ đề như: Dồn điền đổi thửa, xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện bộ Quy tắc ứng xử nơi công cộng...

Trong số này, mô hình Ngày sinh hoạt cộng đồng về xây dựng nông thôn mới gắn với dồn điền đổi thửa được xem là điểm sáng của huyện. Theo đó, năm 2013, UBND huyện Phúc Thọ tổ chức tìm hiểu về xây dựng nông thôn mới và dồn điền đổi thửa thông qua Diễn đàn “Sinh hoạt cộng đồng gắn với kỷ niệm 123 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 65 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Thi đua ái quốc”. Toàn huyện có 180 thôn, cụm dân cư ở 23 xã, thị trấn tổ chức sinh hoạt cộng đồng tại 169 điểm, thu hút hơn 31 nghìn người tham gia. Sau thành công của tổ chức sinh hoạt cộng đồng năm 2013 này, huyện tiếp tục tổ chức các đợt sinh hoạt cộng đồng, qua đó, tạo sự đồng thuận trong nhân dân, hưởng ứng sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Hay khi triển khai xây dựng nông thôn mới, huyện Phúc Thọ xây dựng mô hình “Làng đọc sách” và “Làng hát chèo”. Với mô hình “Làng đọc sách”, huyện khuyến khích phát huy hiệu quả hoạt động thư viện huyện và các tủ sách trên địa bàn, phát triển văn hóa đọc trong nhân dân. Mô hình “Làng hát chèo” góp phần khôi phục, phát triển, quảng bá nghệ thuật chèo truyền thống của địa phương, qua đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ ở cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn cho biết, một số chỉ tiêu phát triển huyện Phúc Thọ đến năm 2025: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2020 - 2025 đạt 9%/năm, trong đó lĩnh vực nông nghiệp đạt từ 4% trở lên; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, đến năm 2025: Công nghiệp - Xây dựng chiếm 47%, Thương mại - Dịch vụ tăng lên 36%, Nông nghiệp còn 17%; Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 550 triệu đồng/ha; Thu nhập bình quân của người dân đạt 85 triệu đồng/người/năm...

Xây dựng nông thôn mới: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng” - ảnh 2

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao Huân chương Lao động Hạng ba tặng huyện Phúc Thọ

Ghi nhận thành tích trên, ngày 30/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 489/QĐ-TTg công nhận huyện Phúc Thọ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Ngày 26/11/2021, Chủ tịch nước ban hành Quyết định số 2168/QĐ-CTN về việc tặng Huân chương Lao động hạng Ba cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phúc Thọ, vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

“Trang thông tin có sự phối hợp của Văn Phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội”

Tin cùng chuyên mục

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

Xả thân để “đất nước nở hoa độc lập”

(PNTĐ) - Trong những ngày tháng Tư lịch sử, chúng tôi đến thăm Thượng tá, cựu chiến binh Đinh Văn Chiến, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội - người đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ngày 30/4/1975. Đã 49 năm trôi qua, nhưng những ký ức hào hùng của một giai đoạn lịch sử vẫn còn mãi trong người chiến sĩ thương binh bộ đội Cụ Hồ anh dũng, quả cảm.