Hà Nội:

Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng

PHẠM CÔNG
Chia sẻ

(PNTĐ) - Sáng ngày 30/11/2023, Toà án Nhân dân huyện Thanh Oai đã mở phiên toà xét xử nhóm thanh niên sử dụng “phóng lợn”, vỏ chai bia ném, đuổi đánh nhau gây mất trật tự công cộng tại đường tỉnh lộ 427 thuộc địa phận thôn Đại Định, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội.

Trước đó, xuất phát từ mâu thuẫn chửi nhau, thách thức đánh nhau trên mạng xã hội “Facebook” nên Bùi Bá Cường (SN 2007, trú tại: Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội) và Nguyễn Đức Anh (SN 2007, trú tại: Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội) nhắn tin trong các nhóm Facebook hô hào, tập trung bạn bè quen biết trên mạng xã hội để giải quyết mâu thuẫn với nhóm đối thủ.

Cả hai nhóm mang theo nhiều “phóng lợn” (tuýp sắt hàn lưỡi dao bầu) và két nhựa đựng vỏ chai bia thủy tinh làm công cụ đánh nhau. Các đối tượng điều khiển xe máy di chuyển đến điểm hẹn đánh nhau tại đoạn đường tỉnh lộ 427 thuộc địa phận thôn Đại Định, xã Tam Hưng.

Đến khoảng 00h30’ ngày 03/7/2023, nhóm của Đức Anh và nhóm của Bùi Bá Cường gặp nhau, sử dụng hung khí đuổi đánh nhau gây mất trật tự công cộng.

Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Thanh Oai đã khẩn trương điều tra, bắt giữ các đối tượng. Căn cứ vào tài liệu thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Oai đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 24 đối tượng tham gia vụ việc

Xét xử nhóm thanh niên gây rối trật tự công cộng  - ảnh 1
Các đối tượng tại phiên xét xử

Kết thúc phiên toà, Hội đồng xét xử tuyên phạt 24 bị cáo về tội Gây rối trật tự công cộng, cao nhất là 24 tháng tù, thấp nhất là 15 tháng tù.

Đối với 20 đối tượng khác tham gia vụ gây rối do chưa đủ 16 tuổi nên Công an huyện Thanh Oai đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng. 

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Nâng tầm Thủ đô giàu bản sắc, sáng tạo từ lễ hội truyền thống

Nâng tầm Thủ đô giàu bản sắc, sáng tạo từ lễ hội truyền thống

(PNTĐ) - Hà Nội – mảnh đất nghìn năm văn hiến, không chỉ ghi dấu bởi chiều sâu lịch sử, mà còn bởi những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa. Những lễ hội không chỉ là dịp để cộng đồng cùng nhau hướng về nguồn cội, mà còn là "tài nguyên mềm" quý giá, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế và nâng tầm hình ảnh Thủ đô hòa bình, sáng tạo trong tiến trình hội nhập.