Sáng kiến cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nước sạch cho 10.000 người Việt Nam

Chia sẻ

(PNTĐ) - Với mục đích tăng cường nỗ lực hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Liên Hợp Quốc, Beyond2020 - Sáng kiến nhân đạo do UAE khởi xướng, đã lắp đặt các nguồn nước ngọt bền vững với môi trường tại các cộng đồng ở vùng nông thôn Việt Nam, cung cấp nước sạch cho 10.000 người.

Được phát động bởi Giải thưởng bền vững Zayed (Zayed Sustainability Prize) phối hợp với một số tổ chức hàng đầu, sáng kiến Beyond2020 kế thừa và phát huy di sản nhân đạo của Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan, cố Tổng thống Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), bằng cách đóng góp công nghệ và giải pháp bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới. Việt Nam là quốc gia triển khai Beyond2020 lần thứ 16.

Về việc lắp đặt tại Việt Nam, Tiến sĩ Bader Al Matrooshi, Đại sứ UAE tại Việt Nam cho biết: "Cả UAE và Việt Nam đều có quyết tâm mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm giải quyết khẩn trương các thách thức cấp bách trong việc tạo dựng môi trường phát triển bền vững. Khi mở rộng khả năng tiếp cận nguồn nước đến các cộng đồng nông thôn Việt Nam thông qua việc lắp đặt các bộ lọc nước tiên tiến, chúng tôi không chỉ giải quyết một nhu cầu cấp thiết mà còn thúc đẩy khả năng phục hồi và an sinh"

Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Đại sứ Việt Nam tại UAE, việc cung cấp nước uống an toàn cho người dân Việt Nam là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Sáng kiến Beyond2020, đã mang lại nguồn nước uống an toàn cho 10.000 người dân địa phương, là một bước quan trọng để mở ra khả năng tiếp cận các nguồn nước bền vững có thể giúp đồng bào chúng tôi ở vùng sâu vùng xa có một cuộc sống khỏe mạnh và năng suất hơn.

Sáng kiến cải thiện khả năng tiếp cận nguồn nước sạch cho 10.000 người Việt Nam - ảnh 1
Sáng kiến Beyond2020 đã mang lại nguồn nước uống an toàn cho 10.000 người Việt Nam

Ông Amine Bel Hadj Soulami, Giám đốc điều hành của Ngân hàng BNP Paribas Trung Đông và Châu Phi, một đối tác của sáng kiến này cho biết, khi tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, hàng triệu người phải đối mặt với những thách thức lớn hơn về các hiện tượng cực đoan, ảnh hưởng đến sức khỏe, an ninh lương thực, an ninh sinh kế và an ninh nguồn nước. "Đây là lý do tại sao hơn bao giờ hết, chúng ta phải hợp tác với các đối tác toàn cầu, chẳng hạn như Beyond2020 để tạo ra tác động thực sự và có khả năng mở rộng".

Tám hệ thống lọc nước được phát triển bởi Safe Water Cube, một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu đã lọt vào chung kết Giải thưởng Bền vững Zayed 2019 ở hạng mục Nước, hiện đang được sử dụng để cung cấp nước sạch cho 5 ngôi làng và 3 trường học ở tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.

Theo Hiệp hội Agir Ensemble có trụ sở tại Pháp, tổ chức đã phát triển chương trình Safe Water Cube, một bồn nước Safe Water Cube có thể cung cấp 1.000 lít nước sạch mỗi giờ và cung cấp nước sạch cho một ngôi làng có dân số lên đến 1.000 người.

Các bồn nước với năng lượng được cung cấp từ một máy bơm tay sẽ lọc vi khuẩn, vi rút và các tạp chất khác từ nước thông qua các bộ lọc khác nhau mà không sử dụng hóa chất độc hại hoặc nguồn điện.

Bên cạnh việc cung cấp nước uống an toàn cho người dân tỉnh Quảng Nam, chương trình Safe Water Cube cũng đã đào tạo 26 người, gồm 14 nam và 8 nữ về cách sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng bồn nước.

Tổ chức này đã chọn ra 5 ngôi làng và 3 trường học để cung cấp các bồn nước. Đó là thôn A Bát, xã Chà Vài, huyện Nam Giang; thôn Pả Đậu, TP Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang; thôn Tân Đội, xã Đại Sơn, huyện Đại Lộc; thôn Lập Thuận, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc; thôn Ngọc Sơn Tây, xã Bình Phúc, huyện Thăng Bình; và 3 trường học ở các thôn Nhà Thờ Hoằng Phước, Đại Hồng, và Đại Lộc.

Đợt triển khai tại Việt Nam đánh dấu lần thứ ba các bồn nước Safe Water Cube được lắp đặt tại các cộng đồng vùng sâu vùng xa, chưa được phục vụ đầy đủ thông qua sáng kiến Beyond2020, đã cung cấp nước sạch ở Madagascar cho 8.500 người và ở Campuchia cho 4.400 người.

Theo Theo VGP

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

Phụ nữ đang bị “bỏ rơi” trong kỷ nguyên số

(PNTĐ) - Dù sống trong thời đại công nghệ 4.0, quyền được an toàn và tôn trọng của phụ nữ vẫn đang bị xâm phạm nghiêm trọng. Từ Hàn Quốc đến Tây Ban Nha, hàng nghìn phụ nữ đang là nạn nhân của các hình thức bạo lực tinh vi hơn, ẩn mình trong bóng tối kỹ thuật số và những môi trường tưởng chừng hào nhoáng như điện ảnh. Nhưng thay vì được bảo vệ, họ vẫn đang phải tự chiến đấu trong đơn độc.
Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

Bệ phóng cho mỹ thuật Việt

(PNTĐ) - Trong bối cảnh nền mỹ thuật Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị trường nghệ thuật khu vực và thế giới, việc xuất hiện một giải thưởng có uy tín và quy mô như UOB Painting of the Year (UOB POY) không chỉ là một sân chơi sáng tạo mà còn là một cột mốc quan trọng thúc đẩy nghệ sĩ trẻ vươn tầm. Được tổ chức bởi Ngân hàng UOB (Singapore), giải thưởng này đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2022 và nhanh chóng tạo dấu ấn bằng cách tìm kiếm, tôn vinh những tài năng hội họa đương đại.
Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

Việt Nam - Kazakhstan: Quan hệ song phương bước vào “thời kỳ vàng”

(PNTĐ) - Từ ngày 5-7/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Kazakhstan theo lời mời của Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev. Đây là chặng dừng chân đầu tiên trong hành trình công du châu Âu của Tổng Bí thư, đồng thời là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên của lãnh đạo chủ chốt Việt Nam tới Kazakhstan trong vòng 13 năm và là lần đầu tiên Tổng Bí thư Việt Nam thăm Kazakhstan.