Bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

ĐDCK I Hà Thị Thanh Hoa Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn (BV Nhi TƯ)
Chia sẻ

(PNTĐ) - Việc xuất hiện 32 ca nhiễm/ nghi ngờ nhiễm bệnh bạch hầu ở Mèo Vạc (Hà Giang), trong đó có 2 trường hợp tử vong, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm này.

Bệnh bạch hầu là gì: Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra.

Thời gian ủ bệnh và cơ chế lây truyền: Thời gian ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày, có thể lâu hơn. Thời kỳ lây truyền bệnh thường không cố định, có thể kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ngắn hơn, ít nhất là trên 4 tuần. Người bệnh có thể đào thải vi khuẩn từ thời kỳ khởi phát, hoặc cũng có thể từ cuối thời kỳ ủ bệnh.

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc với người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu. Bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc với đồ vật có dính chất bài tiết từ người bệnh.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch hầu: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác, như: Trẻ lớn và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc/nghi ngờ mắc bệnh Bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.

Bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trẻ em và người lớn chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh bạch hầu theo lịch hoặc tiêm phòng bạch hầu chưa đầy đủ; người đi du lịch đến vùng dịch tễ; những người sống trong điều kiện đông đúc, mất vệ sinh; trẻ em dưới 15 tuổi chưa có miễn dịch.

Trẻ sơ sinh có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền sang con nên không dễ mắc bệnh. Tuy nhiên, miễn dịch thụ động sẽ mất đi khi trẻ 6 tháng - 1 tuổi. Nếu không được tiêm vắc-xin, trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. Những người suy giảm miễn dịch rất dễ mắc bệnh và có tỷ lệ tái nhiễm bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết: Tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Những trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân sẽ phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, những bệnh nhân này có thể tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc có thể gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn có thể gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng những trường hợp này rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.

Phương pháp phòng ngừa: Bệnh có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin. Hiện nay tại Việt Nam không có vắc-xin đơn phòng bệnh bạch hầu, chỉ có vắc-xin những vắc xin phối hợp trong đó có thành phần kháng nguyên bạch hầu.

Bạch hầu là căn bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là tỷ lệ tử vong cao. Do đó, dù là trẻ em hay người lớn cũng cần tiêm chủng vắc-xin đầy đủ, đến bệnh viện điều trị ngay khi có những triệu chứng bệnh, để tránh những hệ lụy đáng tiếc về sau.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

Tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ, trẻ em gái

(PNTĐ) - Việc lựa chọn chủ đề “Bảo đảm an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” cho Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 thể hiện ưu tiên và nội dung trọng tâm của Việt Nam hiện nay, trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất, phát huy năng lực, vai trò, tiềm năng của phụ nữ và nam giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình, thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

Mở rộng, thúc đẩy mạng lưới hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực trên cơ sở giới

(PNTĐ) - Tình trạng bạo lực trên cơ sở giới vẫn tồn tại khá phổ biến, tuy nhiên, phần lớn phụ nữ bị bạo lực vẫn chưa tìm kiếm sự giúp đỡ từ các dịch vụ hỗ trợ chính thức, hoặc từ chính quyền địa phương. Việc mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ người bị bạo lực, nhất là huy động sự vào cuộc của các cơ quan, tổ chức, địa phương là cần thiết và cấp bách hiện nay.
Thắp lại lửa lòng đã nguội

Thắp lại lửa lòng đã nguội

(PNTĐ) - Rất nhiều lần, bà Tuyết dừng đôi đũa đang nhanh thoăn thoắt xào nấu trên bếp, chỉ để ngó ra ngoài sân và ngắm mãi cảnh ông Ninh đang chơi đùa cùng đàn cháu nội, ngoại. Vừa ngắm, trong thâm tâm bà lại vọng về câu hỏi, mà tựa như ước ao: “Cứ thế này thôi có được không?”
Mảnh ghép cuối đời

Mảnh ghép cuối đời

(PNTĐ) - Đã từng dang dở hạnh phúc vợ chồng, nhưng cả ông và bà vẫn luôn sống vui vẻ, hướng tới ngày mai. Họ đặt niềm tin vào một tình yêu bền chặt cho dù đó là tình yêu ở tuổi xế chiều.