“Chặt chém” khách nước ngoài đi taxi, bị xử lý thế nào?

Luật sư Nguyễn Tiến Trung, Giám đốc công ty Luật Trung Nguyễn
Chia sẻ

(PNTĐ) - Những ngày qua, dư luận quan tâm tới vụ việc vừa qua, vợ chồng bà M. (quốc tịch Pháp) phản ánh bị một tài xế taxi chặt chém, ép trả 500.000 đồng cho quãng đường chưa đầy 200m từ Trần Nhật Duật về phố Chợ Gạo (Hà Nội). Người này còn đòi thêm 500.000 đồng khi chồng bà quên ví và hộ chiếu trên xe.

Về sự việc này, luật sư Nguyễn Tiến Trung, Công ty Luật TNHH Trung Nguyễn nêu quan điểm: 

1. Đối với nội dung liên quan đến việc tài xế taxi ở Hà Nội ép người đi taxi phải trả 500.000 đồng cho quãng đường chưa đầy 200m.

Hiện tại chưa có quy định của pháp luật cụ thể liên quan đến việc xử lý hành vi của tài xế xe taxi khi thu tiền giá cước không đúng. Tuy nhiên, tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, quy định cụ thể như sau:

Căn cứ theo điểm i khoản 3; điểm b khoản 7 và điểm a khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020, quy định:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ôtô chở người và các loại xe tương tự xe ôtô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

i) Điều khiển xe taxi không có đồng hồ tính tiền cước (đối với loại xe đăng ký sử dụng đồng hồ tính tiền) hoặc có nhưng không đúng quy định hoặc không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách;”

“7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

b) Điều khiển xe chở khách không có hoặc không có gắn phù hiệu (biển hiệu) theo quy định hoặc có nhưng hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.”

 “Chặt chém” khách nước ngoài đi taxi, bị xử lý thế nào? - ảnh 1
Hai du khách phản ánh bị lái xe taxi “chặt chém”.

“8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại … điểm b khoản 7 Điều này bị tức quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.”

Đối chiếu với quy định của pháp luật nêu trên, trường hợp người điều khiển xe taxi thu tiền chở khách quá cao do không sử dụng đồng hồ tính tiền cước theo quy định khi chở khách thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Bên cạnh đó, việc điều khiển xe chở khách không có phù hiệu hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Ngoài việc tài xế xe taxi bị phạt tiền thì còn bị tước Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

2. Đối với nội dung liên quan đến việc tài xế taxi ở Hà Nội yêu cầu hai du khách nước ngoài phải đưa thêm số tiền 500.000 đồng để chuộc lại hộ chiếu do hai du khách nước ngoài để quên trên xe.

Căn cứ điều 170 Bộ luật Hình sự quy định:

“Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Đối chiếu với quy định của pháp luật nêu trên, nếu tài xế taxi có hành vi dùng thủ đoạn để uy hiếp tinh thần của hai khách du lịch nước ngoài để nhằm chiếm đoạt tài sản thì cần khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can về tội “Cưỡng đoạt tài sản” theo quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Khó như sống chung với... nhà chồng

Khó như sống chung với... nhà chồng

(PNTĐ) - Nghiên cứu của công ty luật Slater and Gordon (Mỹ) cho thấy, gần 1/3 người được khảo sát xác nhận rằng mâu thuẫn với gia đình chồng là lý do dẫn đến hôn nhân của họ tan vỡ. Trên thực tế,  đúng là việc hòa hợp giữa những người vốn trước kia thuộc về các nếp nhà khác nhau quả không dễ dàng...
Tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối

(PNTĐ) - Khớp gối là khớp hoạt dịch, bao gồm thành phần bao hoạt dịch chứa dịch khớp. Dịch khớp cung cấp dinh dưỡng cho sụn khớp, thực hiện chức năng bôi trơn, giảm ma sát và hỗ trợ khớp khởi động.