Cô gái Rwanda thách thức định kiến giới trong ngành công nghệ

ĐỖ HỮU
Chia sẻ

(PNTĐ) - Phụ nữ thường bị "gắn mác" thiếu tập trung cần thiết, cũng như không có đủ quỹ thời gian dành cho các công việc lập trình hay công việc này "không dành cho phụ nữ". Những định kiến này thậm chí còn nặng nề hơn ở các vùng khó khăn của châu Phi.

Natacha Sangwa - cô gái đến từ Rwanda muốn phá bỏ những định kiến khi cô cho biết bản thân muốn học viết code (học cách sử dụng ngôn ngữ lập trình để tạo ra các chuỗi mã hóa).

Người thách thức định kiến

Để bắt đầu, cô đã tham gia một dự án hội trại mang tên "African Girls Can Code Initiative" (tạm dịch: Sáng kiến phụ nữ châu Phi có thể viết code - AGCCI) ở Rwanda. AGCCI là một sáng kiến chung trong khu vực nhằm đào tạo và trao quyền cho các cô gái trẻ ở châu Phi trong độ tuổi từ 17-25 trở thành lập trình viên, người sáng tạo và nhà thiết kế máy tính, giúp họ theo đuổi việc học và sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin và mã hóa. Dự án này được tổ chức bởi Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Liên minh châu Phi (AU) ở 11 quốc gia, trong đó có Rwanda.

"Tôi muốn học viết code và theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ để chứng minh mọi người đã sai", Sangwa quả quyết. Tại hội trại dài 2 tuần này, cô cùng các cô gái tham gia không chỉ có cơ hội được học kiến thức và kỹ năng về viết code, robot, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), mà còn được dạy về các quyền của phụ nữ, cũng như bình đẳng giới. Sangwa cho biết bản thân có niềm đam mê rất đặc biệt với lĩnh vực robot và an ninh mạng. Trong thời gian tham gia AGCCI, cô nhận thấy có một khoảng cách giới quá lớn trong ngành công nghệ. Cô cũng học được nhiều kiến thức bổ ích về cách ngăn chặn các vụ tấn công, bắt nạt trực tuyến và bảo vệ danh tính bản thân trên môi trường internet.

"Trải nghiệm này giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của việc thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực công nghệ và truyền cảm hứng cho tôi tiếp tục nỗ lực để hướng tới mục tiêu tạo ra một ngành công nghệ toàn diện và đa dạng hơn", Sangwa nói và đồng thời khẳng định cô sẽ dùng những trải nghiệm của bản thân để giúp những phụ nữ khác trong việc tự bảo vệ bản thân và phát triển trên không gian số.

Cô gái Rwanda thách thức định kiến giới trong ngành công nghệ - ảnh 1
Natacha Sangwa tham gia dự án AGCCI đầu tiên của Rwanda vào tháng 10/2023. 
Ảnh: UN Women

Tăng cường quyền năng cho phụ nữ trong ngành công nghệ

Hiện nay, hình mẫu nữ giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin còn rất ít và tồn tại định kiến cho rằng viết code là quá khó với các cô gái. Người ta nói rằng: "Trẻ em gái không thể vừa sáng tạo, vừa nữ tính khi theo đuổi viết code. Lập trình viên là những người 'lập dị', dành toàn bộ thời gian trong phòng tối để viết code và không nói chuyện với ai", Sangwa nói.

Theo cô, để tăng tính đại diện của phụ nữ trong ngành công nghệ, cần cho các cô gái thấy những hình mẫu nữ giới và khuyến khích họ theo đuổi lĩnh vực này.

Sau khi tham gia các sáng kiến như AGCCI, Sangwa đã đảm nhận vai trò cố vấn, giúp đỡ các cô gái vượt qua nỗi sợ và trở nên yêu thích công nghệ. Cô mong muốn chia sẻ hành trình của mình và cố vấn cho những cô gái khác, nhằm tạo ra một ngành công nghệ toàn diện và bình đẳng hơn.

Bằng những nỗ lực của mình, Sangwa đã trở thành hình mẫu truyền cảm hứng cho nhiều cô gái ở châu Phi về sự thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin. "Để tạo ra công nghệ phù hợp với cả hai giới thì những ưu tiên về đa dạng giới phải được đặt lên hàng đầu", cô cho biết.

Sangwa khẳng định phụ nữ chính là "tương lai của công nghệ" và họ có thể làm được rất nhiều điều. Cô khuyên những cô gái trẻ có niềm đam mê với ngành này: "Đừng để ai nói với bạn rằng bạn không thể thành công trong lĩnh vực công nghệ chỉ vì giới tính của mình". Cô cho rằng, những nỗ lực tập thể có thể giúp tháo bỏ trở ngại và hướng đến một thế giới có nhiều cơ hội bình đẳng, cũng như tăng cường quyền năng, vai trò và khả năng tiếp cận công nghệ cho nữ giới hơn.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Mẹ hãy ly hôn đi

Mẹ hãy ly hôn đi

(PNTĐ) - Tép đẩy nhẹ cánh cửa nhà kho sau vườn, ánh sáng bên ngoài tràn vào, mùi ẩm mốc bên trong bốc lên đặc sệt trong cánh mũi. Thằng nhỏ nheo mắt để làm quen với bóng tối trong kho, nó nhận ra những ngón chân của mẹ thò ra sau chiếc thùng phi bằng nhựa.
Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

Vẻ đẹp của lòng dũng cảm

(PNTĐ) - Tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2025, đại diện Somalia - Zainab Jama đã thu hút sự chú ý đặc biệt không chỉ bởi nhan sắc, học vấn mà còn từ câu chuyện cá nhân đầy ám ảnh về hủ tục cắt âm vật (FGM) - một thực trạng vẫn tồn tại phổ biến tại quê hương cô. Vượt qua nỗi đau thể xác và tinh thần, Zainab trở thành tiếng nói mạnh mẽ đấu tranh vì quyền phụ nữ và nỗ lực xóa bỏ hủ tục tàn nhẫn này.
Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

Nữ nhà báo Trần Thu Hà: Nhìn con mà tôi tự sửa mình

(PNTĐ) - Với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là từ những trải nghiệm trong thời gian làm báo dành cho tuổi teen Hoa Học Trò đã hỗ trợ nữ nhà báo Trần Thu Hà, hay còn được biết đến với tên gọi thân mật Mẹ Xu Sim nhiều kiến thức trên hành trình làm mẹ. Cùng với một số cuốn sách chị đã xuất bản như "Con nghĩ đi, mẹ không biết", "Buông tay để con bay", "Ai cũng xứng đáng được hạnh phúc", các bài viết chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con trên mạng xã hội của chị cũng luôn được đông đảo các bậc cha mẹ đón đọc.
Tình yêu ngục tù

Tình yêu ngục tù

(PNTĐ) - Chị bảo vì em gái chị yêu nhầm người nên không chỉ cô em gái bị ảnh hưởng mà còn khiến cuộc sống của gia đình chị cũng nơm nớp theo sự đe dọa của người đàn ông yêu ngông cuồng đó.