Cơn thịnh nộ của bố

Chia sẻ

Tôi từng là một người con không yêu bố mình. Với tôi, ông lúc nào cũng cáu kỉnh, luôn thích lên lớp, dạy dỗ người khác.

Mỗi lần nhìn những ông bố khác vui vẻ với các con của mình, tôi lại ứa nước mắt. Bố tôi không như vậy. Mỗi sáng, ông ra khỏi nhà bằng tiếng thở dài, đôi khi là những câu than thở vu vơ nhưng u ám: “Trời ơi, chán không tả nổi”, “Bao giờ mới hết cảnh này”. Tối muộn, ông lại trở về với khuôn mặt rầu rĩ, dáng vẻ mệt mỏi. Tôi mở cửa cho bố. Ông nhìn tôi rồi buông lời lạnh lùng: “Biết điều thì con học cho tử tế vào”.

Người ta thường nói, bố và con gái là người yêu của kiếp trước. Nhưng sao, tôi và bố lại chẳng thể nào xích lại gần nhau được. Trừ lúc tôi còn rất nhỏ, tôi vẫn nhớ được bố công kênh trên vai rồi đưa ra công viên chơi. Hai bố con đã cười đùa rất vui. Nhưng, qua thời gian, khoảnh khắc đẹp đó càng ít dần. Nhất là khi tôi bước vào cuối cấp 2, rồi cấp 3, bố và tôi không bao giờ đi đâu đó cùng nhau nữa. Gần nhà tôi có một quán cafe rất đẹp, ngồi trên tầng hai có thể ngắm đường phố với những hàng sấu cổ thụ xanh mướt. Một lần, tôi từng rủ bố vào đó ngồi. Bố không đi và bảo: “Thích uống gì thì tự mua về mà pha. Con nhà lính, tính nhà quan”. Từ đó, tôi thề không bao giờ rủ bố đi đâu nữa.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cũng vì thế, cuộc sống của hai bố con tôi chỉ diễn ra trong ngôi nhà cũ một cách nhàm chán, lặp đi lặp lại giống hệt nhau mỗi ngày. Bố cứ đi rồi về, sau đó ăn cơm, rồi lại làm việc. Nhưng sợ nhất là bố lúc nào cũng như bình xăng chỉ trực chờ mồi lửa để bùng cháy. Lắm hôm, trời đã khuya, sau khi nghe điện thoại ai đó gọi tới, bố đấm tay xuống bàn rồi gầm lên: “Trời ạ. Tối muộn thế này rồi mà không buông tha cho người ta. Con người chứ có phải cỗ máy đâu”. Sau đó, bố ngồi vào bàn, gõ gõ, vẽ vẽ gì đó. Sáng sau, tôi trở dậy, thấy máy tính của bố vẫn bật, còn bố thì đang ngủ gục trên bàn.

- Bố dậy đi làm không muộn rồi.

Bố tôi choàng tỉnh dậy, nhìn thấy tôi thì lại bắt đầu điệp khúc dạy dỗ:

- Con ý, học cho tử tế vào. Thật sự là mệt mỏi.

Tôi có cảm giác bố không yêu tôi. Bố coi tôi là cái gai trong mắt bố. Bố luôn đòi hỏi tôi phải thế này, thế kia, nhưng bố có biết, tôi cũng chán nản, mệt mỏi vì bố lắm không.

Hôm đó, bố tôi lại về nhà, nhưng không giống như mọi ngày. Tôi vừa mở cổng, bố lao vào nhà, dáng di loạng choạng. Là bố tôi say xỉn.

- Con có biết vì con bố phải chịu đựng như thế nào không? Nhưng không chịu đựng thì bố lấy tiền đâu để mang về cái nhà này. Trời ơi… Con liệu cái thần hồn…

Tôi lờ mờ hiểu ra thông điệp trong những câu nói vô thức của bố. Sau đó, tôi gọi điện cho bà nội hỏi thăm thì được biết, cách đây hai năm, vì muốn kiếm thêm được nhiều tiền, bố đã chấp nhận từ bỏ công việc quản lý ở công ty cũ để chuyển sang một công ty tư nhân làm nhân viên. Lương bố nhận được cao hơn nơi cũ, nhưng đổi lại, bố sẽ chẳng còn tiếng nói gì. Bố sẽ phải làm việc theo sự điều hành, sắp đặt của những người ở vị trí cao hơn. Mà như những gì tôi thấy, họ có thể giao việc và yêu cầu nhân viên hoàn thành bất kể giờ giấc. ở cái tuổi của bố, sự thay đổi này chẳng mấy dễ dàng gì.

Nghe lời bà kể, tôi chỉ muốn òa khóc. Vì tôi, bố đã phải nén lại bao nhiêu tâm tư, uất ức. Vậy mà tôi không biết gì, cứ vô tư nhận sự hy sinh của bố rồi vật vờ ăn, vật vờ học qua ngày mà chẳng có sự nỗ lực, cố gắng gì đáng kể.

Tự nhiên, tôi trào nước mắt. Thấy mình mới là đứa con không biết yêu bố mình.

Thái Anh

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.