Công nghệ lão hóa ngược giúp con người tương lai sống đến 150 tuổi

Chia sẻ

Các chuyên gia hàng đầu khẳng định, những đứa trẻ sinh vào năm 2070 có thể sống đến 150 tuổi nhờ những tiến bộ trong công nghệ lão hóa ngược.

Đảo ngược lão hóa an toàn

Điều này không chỉ có thể làm tăng gấp đôi tuổi thọ trung bình toàn cầu hiện nay mà còn có thể cắt giảm thời gian mọi người dành cho chăm sóc sức khỏe kém do tuổi tác.

Những gì từng được coi là một giấc mơ viển vông nay đang tiến gần hơn đến hiện thực sau khi một nghiên cứu tiên phong hồi đầu tháng 3 năm nay công bố đã tìm cách đảo ngược quá trình lão hóa ở chuột già một cách an toàn. Các nhà khoa học dự đoán công nghệ này có thể sẵn sàng ứng dụng cho con người chỉ trong vài thập kỷ nữa. Tiến sĩ Andrew Steele, một nhà sinh vật học tính toán và là tác giả của “Ageless: Khoa học mới giúp người lớn tuổi mà không già đi”, nói rằng các thử nghiệm trên người sẽ sớm được triển khai.

Công nghệ lão hóa ngược giúp ai sinh từ 2070 có thể sống 150 tuổi không là viển vôngCông nghệ lão hóa ngược giúp ai sinh từ 2070 có thể sống 150 tuổi không là viển vông

Giáo sư Jürg Bähler, một nhà di truyền học tại đại học College London (Anh) dự đoán công nghệ như trên có thể giúp tăng tuổi thọ tối đa lên đến 150 năm. Nhận xét của các chuyên gia được đưa ra chỉ vài tuần sau khi một nhóm các nhà khoa học từ Viện Salk ở San Diego đã đảo ngược quá trình lão hóa ở chuột trung niên và cao tuổi bằng kỹ thuật “trẻ hóa” tế bào. Họ đã cố gắng thiết lập lại một phần các tế bào của chuột về “trạng thái trẻ trung hơn”, bằng cách sử dụng 4 phân tử được gọi là yếu tố phiên mã Yamanaka.

Một số thí nghiệm trước đây trong việc trẻ hóa tế bào đã dẫn đến việc chuột phát triển ung thư hoặc suy các cơ quan nhưng điều này đã không xảy ra trong thí nghiệm mới nhất. Và trong khi các thí nghiệm trước đây các yếu tố Yamanaka đã chống lại các dấu hiệu lão hóa và tăng tuổi thọ ở những con chuột được lai tạo với bệnh lão hóa sớm, thì nghiên cứu mới nhất là lần đầu tiên thử nghiệm điều này trên trên những con chuột bình thường.

Thiết lập lại đồng hồ
phân tử và khắc phục
mặt trái công nghệ

Các yếu tố Yamanaka về cơ bản đã thiết lập lại đồng hồ phân tử trong tế bào động vật, đưa chúng trở lại trạng thái trẻ hơn, dễ thích nghi hơn. Sau khi tiêm các phân tử này vào chuột ở nhiều độ tuổi khác nhau, nội tạng và da của các con vật có dấu hiệu trẻ hóa. Tiến sĩ Steele cho biết, điều này có thể có một hình thức tương tự như liệu pháp gen, bao gồm việc thay đổi gen của một người bằng cách lây nhiễm cho họ một loại virus vô hại đã được biến đổi gen để thay thế hoặc khử kích hoạt một gen bị lỗi. Ông nói: “Chúng tôi đang sử dụng liệu pháp gen ở người. Điều này đang ở giai đoạn sơ khai, nhưng đó là công nghệ hiện có”. Tuy nhiên, một số người hoài nghi về việc tăng tuổi thọ còn cho rằng, công nghệ này có thể dẫn đến tình trạng quá tải dân số hoặc nó sẽ chỉ giới hạn ở những người siêu giàu gây ra sự phân chia xã hội lớn hơn. Các nhà nghiên cứu San Diego, Mỹ cho biết phương pháp điều trị của họ an toàn ở người dựa trên việc không có kết quả tiêu cực ở chuột.

Ảnh minh họaẢnh minh họa

Người ta hy vọng điều này sẽ giúp con người có thể quay ngược đồng hồ sinh học, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư. Theo kết quả nghiên cứu, có thể cần thời gian điều trị từ 7 đến 10 tháng để ngăn chặn các tác dụng phụ không mong muốn của quá trình lão hóa.

Giáo sư Bähler cho biết, đã có một sự gia tăng đáng kể về tuổi thọ trong 200 năm qua, từ 30 hoặc 40 tuổi lên đến 80 tuổi. Tuy con người sống lâu hơn nhưng lại ốm yếu hơn, việc giải quyết quá trình lão hóa của tế bào sẽ không có mặt trái như vậy.

Ông cho hay: “Nếu bạn thay đổi quy trình cơ bản, bạn sẽ giúp mọi người khỏe mạnh lâu hơn”. Tuy nhiên, Tiến sĩ Steele nói thêm rằng lão hóa là một quá trình phức tạp và trẻ hóa tế bào không phải là câu trả lời duy nhất để kéo dài tuổi thọ. Ông nói: “Hãy nghĩ về các protein như collagen - đó là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể bạn và khi bạn già đi, nó sẽ thay đổi chức năng. Collagen nằm bên ngoài tế bào của bạn, vì vậy việc trẻ hóa các tế bào của bạn không có khả năng thay đổi chúng”.

NGUYỄN HƯNG

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.