Để tránh bị lừa khi muốn đi xuất khẩu lao động?

Luật sư Trần Thu Thủy
Chia sẻ

(PNTĐ) -

Câu hỏi: 
Tôi đang có ý định đi xuất khẩu lao động nhưng cũng từng nghe nhiều trường hợp bị lừa, tiền mất mà không thể đi ra nước ngoài làm việc được. Cho tôi hỏi, nếu muốn đi xuất khẩu lao động thì nên cần lưu ý những vấn đề gì để tránh việc bị lừa đảo? Những loại công việc nào được phép tuyển dụng và đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài?

Trương Thanh Đạt (Thanh Oai)

Để tránh bị lừa khi muốn đi xuất khẩu lao động? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trả lời:
Thời gian gần đây, bằng nhiều chiêu thức lừa đảo mới xuất hiện, không ít người đã bị sập bẫy lừa đảo của các đối tượng xấu, lâm vào tình cảnh bị mất tiền, thậm chí mất nhiều tiền. Nhiều người bán hết tài sản để lo cho con em mình đi xuất khẩu ở nước ngoài nhằm cải thiện cuộc sống, nhưng vì nhẹ dạ cả tin nên đã lâm vào tình cảnh bị lừa hết tiền, nợ nần. Nhiều người đi làm việc ở nước ngoài “chui”, bị bóc lột sức lao động hoặc bị các đối tượng bắt người nhà đưa cho chúng một khoản tiền lớn mới có thể chuộc con em trở về nước. Sự thận trọng của bạn khi muốn tìm hiểu về vấn đề này là cần thiết. 

Ngày 10/2/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; theo đó khi có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, bạn nên đến những công ty có chức năng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Trước hết, bạn có quyền tìm hiều tư cách pháp nhân của Công ty đó.

Theo Điều 3 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng do Bộ trưởng Bộ lao động – Thương binh và Xã hội cấp cho doanh nghiệp. Giấy phép có hoa văn màu vàng nhạt, nền trống đồng, hình Quốc huy và tên viết tắt của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bằng tiếng Anh (MOLISA) được in chìm, trên giấy bìa cứng kích thước khổ A4 (21cm x 29,7cm).

Một cách nhận biết nữa là nếu Doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì trang thông tin điện từ của doanh nghiệp phải có tên miền quốc gia Việt Nam “vn”, đăng tải thông tin cơ bản của doanh nghiệp, đăng hình ảnh Giấy phép sau khi được cấp và nội dung thông tin về hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. (Điều 6 Nghị định số 112/2021/NĐ-CP). Trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục theo quy định của pháp luật về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày có thay đổi về thông tin quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp dịch vụ phải cập nhật lên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Vấn đề bạn muốn biết những loại công việc nào được phép đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, xin trả lời: Dựa vào nhu cầu và thỏa thuận hợp tác giữa bên có nhu cầu tuyển dụng lao động là người Việt Nam và nhu cầu của người lao động Việt Nam với mong muốn được đi lao động ở nước ngoài, từ đó thông qua doanh nghiệp Việt Nam có chức năng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để ký với nước sở tại mà hai bên đã ký văn bản hợp tác;

Bạn cũng nên lưu ý đến một số công việc theo nội dung quy định tại khoản 12, 13 Điều 7, Luật số 69/2020/QH14 ngày 13/11/2021- Các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: 

“12. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đối với công việc sau đây:

a) Công việc mát-xa tại nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí;

b) Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ; chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); tiếp xúc thường xuyên với măng-gan, đi-ô-xít thủy ngân;

c) Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại;

d) Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất axít ni-tơ-ríc, na-tơ-ri xun-phát, đi-xun-phua các-bon hoặc thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt chuột, thuốc sát trùng, thuốc chống mối mọt có độc tính mạnh;

đ) Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập;

e) Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương);

g) Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.

13. Đi làm việc ở nước ngoài hoặc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ở khu vực sau đây:

a) Khu vực đang có chiến sự hoặc đang có nguy cơ xảy ra chiến sự;

b) Khu vực đang bị nhiễm xạ;

c) Khu vực bị nhiễm độc;

d) Khu vực đang có dịch bệnh đặc biệt nguy hiểm.

Bạn nên lưu ý hãy cảnh giác với những chiêu thức lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn để lừa đảo, lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép; Hãy đến những tổ chức được cấp phép hoạt động một cách hợp pháp hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (đơn vị sự nghiệp) được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Tạ lỗi với mẹ

Tạ lỗi với mẹ

(PNTĐ) - Chiếc xe vòng qua một quả đồi, rồi qua thêm một thung lũng nhỏ. Quãng đường hơn 200km nên mãi đến lúc mặt trời gần đứng bóng Bình mới đến mộ của mẹ. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 3/3 âm lịch là Bình lại về quê để tảo mộ. Đó là tục lệ của quê Bình.
Về thăm nhà xưa

Về thăm nhà xưa

(PNTĐ) - Sáng nay, cả đại gia đình chúng tôi trở về thăm ngôi nhà xưa-nơi ông bà tôi từng ở và nuôi bác và bố tôi khôn lớn. Ngôi nhà nằm ở vùng trung du, cách Hà Nội 2 giờ đi xe.
Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

Nữ chủ tịch Hội hết lòng vì hội viên

(PNTĐ) - Chị Bùi Thị Ngọc, sinh năm 1982 người dân tộc Mường đã có 18 năm gắn bó với tổ chức Hội Phụ nữ và 7 năm giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chị không những hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn có nhiều đóng góp trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.