Giọng ca gốc Việt truyền cảm hứng tại Grammy 2022

Chia sẻ

Sangeeta Kaur là nữ ca sĩ gốc Việt đầu tiên giành chiến thắng hạng mục "Album giọng ca độc tấu cổ điển xuất sắc" tại Grammy 2022. Cô luôn khát khao mang lại niềm vui và sự chữa lành cho mọi người thông qua âm nhạc.

Đam mê âm nhạc từ nhỏ

Sangeeta Kaur tên thật là Mai Xuân Loan (Teresa Mai), nữ ca sĩ có cha mẹ là người Việt Nam, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Khi còn nhỏ, Sangeeta đã đam mê và theo đuổi âm nhạc. Cô luôn cho rằng âm nhạc chính là sự kỳ diệu mà cô luôn kiếm tìm. Tài năng thiên bẩm của Sangeeta bộc lộ ngay từ khi mới bắt đầu, các giáo viên đã hoàn toàn bị chinh phục khi cô cất tiếng hát, từ đó nữ ca sĩ luôn nhận được sự khuyến khích và hỗ trợ thông qua nhiều chương trình đào tạo và học bổng. Không phụ sự kỳ vọng của thầy cô cũng như niềm đam mê của bản thân Sangeeta nỗ lực bền bỉ và khát khao tập luyện. Cuối cùng, cô đã tốt nghiệp cử nhân về biểu diễn opera tại nhạc viện Bob Cole, đại học bang California và cùng lúc có bằng thạc sĩ biểu diễn thanh nhạc của nhạc viện Boston. Sangeeta bắt đầu sự nghiệp với thể loại opera. “Tôi đã không biểu diễn bất kỳ một thể loại âm nhạc gì khác ngoài opera”, cô nói. Nữ ca sĩ từng phát hành 5 album ghi dấu ấn trong lòng người hâm mộ bao gồm Niguma, Ascension, Mirrors, Compassion và Illuminance.

Sangeeta Kaur, ca sĩ người Mỹ gốc Việt nhận giải thưởng Sangeeta Kaur, ca sĩ người Mỹ gốc Việt nhận giải thưởng "Album giọng ca độc tấu cổ điển xuất sắc" tại Grammy 2022 Ảnh: Wanderlust

Sứ mệnh chữa lành thông qua âm nhạc

Bước ngoặt đã tới với nữ ca sĩ trong chuyến đi định mệnh đến New York. Một ngày nọ, khi đang trong buổi thử giọng, cô bắt gặp một “bậc thầy” về yoga, người mà cô cho là đã thay đổi nhận thức và cả cuộc đời của cô. “Tôi bắt đầu nghiên cứu sâu về yoga và tâm linh. Điều này đã khiến tôi thay đổi toàn bộ quan điểm của bản thân về mục tiêu sống. Tôi nhận ra sứ mệnh của mình là mang lại niềm vui và sự chữa lành cho mọi người thông qua âm nhạc”, Sangeeta cho hay.

“Sangeeta Kaur” là cái tên được biết tới rộng rãi trong làng giải trí thế giới. Tuy nhiên ít người biết đó là nghệ danh của cô do người thầy dạy yoga đặt cho mang ý nghĩa: “Nàng công chúa của âm nhạc và những giai điệu”. Tài năng và bản lĩnh của nữ ca sĩ được thể hiện trên sân khấu. Diễn xuất của cô đã vượt qua những gì được cho là chuẩn mực của giọng nữ cao truyền thống trong opera.

Điều “ám ảnh” khán giả khi xem Sangeeta biểu diễn đó là ánh mắt. Cô luôn dành tặng cho người hâm mộ những ánh nhìn yêu thương gần gũi nhất. Và xen kẽ trong suốt phần trình diễn, Sangeeta luôn “trò chuyện” cùng khán giả bằng những lời nhẹ nhàng đã được cô “tuyển lựa” rất kỹ nhằm mục đích khích lệ và truyền cảm hứng cho khán giả, đặc biệt là những người chưa có cơ hội được thưởng thức trọn vẹn dòng nhạc opera nói riêng, nhạc thính phòng nói chung hay những bạn trẻ có niềm đam mê nhạc cổ điển. Phong cách biểu diễn hiện đại, hướng đến truyền cảm hứng cho khán giả của cô đã chiếm được thiện cảm của nhiều nhà phê bình. Các tác phẩm của cô được giới chuyên gia đánh giá cao về mức độ truyền cảm hứng.

Trong buổi biểu diễn tại Bảo tàng Grammy, Sangeeta đã cùng với giọng nữ cao từng đoạt giải Grammy là Hila Plitmann mang đến màn trình diễn xuất sắc kéo dài 9 phút “Penelope”, một sáng tác trong album “Mythologies” của Vlasse. Sangeeta cũng song ca với chồng là ca sĩ Hải Nguyên. Hiện cả hai vợ chồng Sangeeta đang hỗ trợ tài chính cho việc phát triển một dàn nhạc giao hưởng ở Seal Beach để quảng bá âm nhạc cổ điển ở đây. Năm 2019, âm nhạc của Sangeeta xuất hiện đã làm “rung chuyển” thành phố Seal Beach. Toàn bộ tiền bán vé các buổi hoà nhạc đều được vợ chồng nữ nghệ sĩ quyên góp cho các trẻ em nghèo có niềm đam mê âm nhạc của thành phố.

Hiện tại, Sangeeta đã được đề cử vào “Indie Music Hall of Fame” (giải thưởng được trao hàng năm cho hai nghệ sĩ độc lập của Canada do công chúng đề cử và được chọn bởi ban giám khảo) ở hạng mục “Nữ nghệ sĩ mới xuất sắc nhất của năm”, “Nghệ sĩ cổ điển xuất sắc và giành được nhiều giải thưởng Radio Song nhất”.

Sangeeta luôn dành lời khuyên cho phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới, rằng: “Hãy tin tưởng vào bản năng, vào tiếng nói bên trong của bạn. Mỗi người phụ nữ dù ở vị trí nào cũng đều là một nghệ sĩ. Hãy tin tưởng vào bài hát của trái tim mình và mọi điều tốt đẹp sẽ tới”. Cô còn đặc biệt nhấn mạnh: "Chỉ có bạn mới biết rõ tiềm năng lớn nhất của mình”.

ĐỖ HỮU

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.