Hãy vượt qua tâm lý e ngại

QUỲNH AN
Chia sẻ

(PNTĐ) - Theo các chuyên gia, các bạn trẻ đừng e ngại khám sức khỏe trước khi kết hôn vì việc này sẽ đem lại nhiều lợi ích.

Nhiều bạn trẻ còn ngại đi khám trước khi cưới

Chị Bình và anh Tâm (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) kết hôn tháng 11/2023. Trước đây, chị Bình cũng từng khám phụ khoa, được chẩn đoán u nang buồng trứng. Bác sĩ khuyên chị nên kết hôn sớm, sau đó điều trị để tăng khả năng có con. Chị cho biết, bản thân chị chỉ nghĩ nếu chồng biết bệnh của mình rồi, thì sau kết hôn, chị uống thuốc điều trị là được, không cần đến chồng.

“Sau này, tôi mới biết, khám sức khoẻ tiền hôn nhân còn phải kiểm tra về nhóm máu, gien, yếu tố di truyền ảnh hưởng đến thai nhi hay không” - chị Bình nói.

Còn chị Như, ở Hưng Yên lại cho biết, chị và người yêu dự định kết hôn. Do được tuyên truyền, chị hiểu về lợi ích của khám sức khoẻ trước khi kết hôn nên “rủ” người yêu cùng tham gia khám tại bệnh viện. Tuy nhiên, người yêu chị Như lại không đồng ý vì cho rằng không cần thiết, tốn kém, và “năm nào cũng kiểm tra sức khoẻ định kỳ đều tốt”.

Không chỉ có chị Như, chị Bình mà nhiều cặp đôi khác vẫn còn e ngại khi nhắc đến khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Đặc biệt là nam giới, khi bước vào hôn nhân, họ vẫn cho rằng, bản thân không có bệnh thì đi khám làm gì.

Hay như anh K (34 tuổi) sau 5 năm kết hôn vẫn chưa có con dù không sử dụng các biện pháp tránh thai. Đến bệnh viện thăm khám, các bác sĩ phát hiện số lượng tinh trùng của anh K. rất ít, chất lượng yếu. Nếu đến khám trước khi kết hôn, tình trạng của anh có thể cải thiện và vợ chồng anh không lãng phí 5 năm mong con.

Hãy vượt qua tâm lý e ngại - ảnh 1
Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, hiện nhiều cặp đôi ngại đi khám tiền hôn nhân vì họ chưa được cập nhật thông tin kiến thức đầy đủ về vấn đề này. Số khác có biết đến nhưng ít thông tin để tiếp cận dịch vụ, như khám ở đâu, cần chuẩn bị những gì. Số ít gặp vấn đề kinh tế. Ngoài ra nhiều bạn không thấy được sự quan trọng khám tiền hôn nhân vì có quan điểm “sau khi khám có gì cũng phải cưới nên khám chỉ khiến lo lắng thêm, ảnh hưởng hôn lễ”.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại y tế phát triển, các bạn trẻ cập nhật thêm kiến thức khám sức khỏe tiền hôn nhân, để có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe, tâm lý trước khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân là điều rất cần thiết.

Nên khám sức khỏe từ 3 - 6 tháng trước khi kết hôn 

Trước kia, khi chuẩn bị kết hôn, các cặp đôi thường quan tâm nhiều hơn đến việc chuẩn bị điều kiện vật chất cho cuộc sống gia đình trong tương lai, không quan tâm đầy đủ đến kỹ năng sống, sức khỏe sinh sản. Việc khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe, khả năng sinh con và phát hiện sớm các bệnh tật, điều trị bệnh cũng như việc thực hiện các biện pháp dự phòng bị buông lỏng.

Đó là một phần nguyên nhân dẫn đến việc sinh con ngoài ý muốn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, xảy ra sự bất hòa trong ứng xử giữa hai vợ chồng... Những vấn đề này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm, hạnh phúc gia đình.

Bên cạnh một số cặp đôi còn e ngại, thì hiện nay, các bạn trẻ cũng đã ngày càng ý thức được lợi ích, ý nghĩa của việc khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh.

Hãy vượt qua tâm lý e ngại - ảnh 2
Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 - 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

Đối với những người chưa có kinh nghiệm trong đời sống tình dục trước đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn trẻ chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho đời sống tình dục vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.

Với những cặp đôi đang muốn có con, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

Chị em nếu mong muốn có con sớm nhất cũng cần hiểu rõ và tiêm vắc-xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.

Ngoài ra, điều này cũng một phần giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

Hãy vượt qua tâm lý e ngại - ảnh 3
Ảnh minh họa

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản

Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng là: Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng... Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, Điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận,...

Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm... Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: Đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích... Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: Người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch... Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy...

Các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của nam/nữ; sàng lọc di truyền, sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai; sàng lọc di truyền giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai…

Đối với nữ giới sẽ soi tử cung, kiểm tra vòi trứng, siêu âm tuyến vú, soi tươi dịch âm đạo, kiểm tra hormone sinh dục: Estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ). Đối với nam giới, sẽ có xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo, nội tiết tố sinh dục…

Khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể được thực hiện tại các khoa Sản của bệnh viện, trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, khoa Nam học của các bệnh viện. Một số Trung tâm Y tế dự phòng cũng có thể được thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Ý kiến bạn đọc

Tin cùng chuyên mục

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

Phụ nữ dân tộc thiểu số gìn giữ văn hóa dân tộc

(PNTĐ) - Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước và Thành phố Hà Nội luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến công tác bình đẳng giới, không ngừng thúc đẩy vai trò, quyền lợi và sự đóng góp của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Nhờ những nỗ lực bền bỉ, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, đặc biệt là trong việc nâng cao quyền bình đẳng giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Không chỉ khẳng định vị thế của người phụ nữ trong xã hội, không ít cá nhân còn phát huy vai trò của họ trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất lành

Đất lành

(PNTĐ) - Thoan vẫn còn nhớ như in ngày hôm đó, khi vợ chồng cô được mời bạn bè, hàng xóm tới tân gia. Căn nhà nhỏ thôi, nhưng là mồ hôi nước mắt và tâm huyết hàng chục năm cố gắng của cả hai vợ chồng...
Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

Xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ, trẻ em

(PNTĐ) - Thời gian qua, Hội LHPN Hà Nội đã ra mắt nhiều mô hình cụ thể như “Thôn, tổ dân phố an toàn cho phụ nữ, trẻ em”, “Thành phố an toàn, thân thiện với phụ nữ và trẻ em”, “Làng quê an toàn”… Các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, mua bán người, xâm hại tình dục, bạo lực học đường; tạo điều kiện cho phụ nữ, trẻ em phát huy nội lực, vai trò chủ động phòng ngừa ứng phó với bạo lực…
Sau những lời khó nghe

Sau những lời khó nghe

(PNTĐ) - Mẹ chồng Phương khó tính, hay chê bai và ít khi thể hiện cảm xúc. Nhưng sau những lời góp ý lạnh lùng ấy, cô nhận ra một điều: Yêu thương đôi khi không cần phải nói ra, mà thể hiện qua những hành động nhỏ mỗi ngày.